Những thông tin quan trọng về cổ phiếu POM, có nên đầu tư trong năm 2022?
Cổ phiếu POM là cổ phiếu không mấy hấp dẫn của ngành thép bởi mức giá khá thấp. Thêm vào đó, năm 2021 là năm không mấy thành công với Công ty Thép Pomina – nhà phát hành cổ phiếu này. Đầu tư cổ phiếu POM có an toàn năm 2022 là thắc mắc chung của nhiều nhà đầu tư. Cùng Finhay phân tích, đánh giá cổ phiếu này nhé!
Thông tin về Cổ phiếu Pomina
Cổ phiếu POM do Công ty Cổ phần Thép Pomina phát hành. Đây là một cổ phiếu thép giá trị thấp nhưng biến động liên tục và khó nắm bắt để đầu tư.
Công ty Cổ phần Thép Pomina thành lập năm 1999 với 3 nhà máy sản xuất và cán thép. Tổng công suất của 3 nhà máy này là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 tấn phôi mỗi năm. Đây là một trong những công ty thép lớn nhất khu vực phía Nam.
Công ty Cổ phần Thép Pomina là công ty thép đầu tiên ứng dụng hệ thống nạp liệu liên tục ngang thân lò Consteel – công nghệ giúp xử lý nước thải, thân thiện với môi trường. Công nghệ này giúp Pomina trở thành nhà máy thép đầu tiên ở phía Nam có chứng nhận ISO 14001:2008.
Pomina hướng tới sản xuất các loại thép chất lượng cao, sử dụng công nghệ luyện thép tiên tiến, hiện đại nhất và thân thiện với môi trường. Điều này đáp ứng đúng khẩu hiệu của công ty “Thép Pomina – Cốt lõi sự sống”. Điểm qua một số dấu mốc quan trọng của Thép Pomina như sau:
- Năm 1999: Thành lập Công ty Thép Pomina 1.
- Năm 2005: Thành lập Công ty Pomina 2 với số vốn 200 triệu USD.
- Năm 2009: Công ty Pomina 3 được thành lập với số vốn 300 triệu USD.
- Năm 2010: Công ty Cổ phần Thép Pomina niêm yết cổ phiếu POM lần đầu tiên trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2012: Nhà máy luyện phôi với công suất 1,1 triệu tấn/năm đi vào hoạt động.
- Năm 2017: Pomina xây dựng nhà máy tôn công suất 600.000 tấn/năm.
- Năm 2019: Mở rộng đầu tư nhà máy luyện thép công suất 800.000 tấn/năm.
Hiện tại, cổ phiếu POM đang được niêm yết trên sàn HOSE với số lượng 279.676.336 cổ phiếu, giá trị 3,565,4 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2021, cổ đông lớn nhất Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thép Việt với 145.161.815 cổ phiếu, chiếm 51,90% cổ phần công ty; Xếp thứ 2 là bà Đỗ Thị Kim Ngọc với 15.407.384 cổ phiếu, chiếm 5.51% cổ phần; Xếp thứ 3 là ông Đỗ Tiến Sĩ – Phó Chủ tịch HĐQT với 8.602.214 cổ phiếu, chiếm 3.08% cổ phần.
Thông tin chung về cổ phiếu POM như sau:
- Sàn giao dịch: HOSE
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 279.676.336 cổ phiếu
- Giá trị cổ phiếu đang lưu hành: 3,565,4 tỷ đồng
- Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 165,610 cổ phiếu
- Giá cổ phiếu: 12.800đ/cổ phiếu.
Đánh giá cổ phiếu thép Pomina
Cổ phiếu POM là một cổ phiếu không ổn định nên trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào với nó, nhà đầu tư phải phân tích, định giá, cân nhắc kỹ lưỡng. Từ đó mới đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả đối với cổ phiếu này.
Lịch sử giá cổ phiếu POM
Cổ phiếu thép Pomina được niêm yết lần đầu tiên ngày 7/4/2010 trên sàn HOSE. Cùng trong tháng đó, ngày 28/04/2010, giá cổ phiếu đạt mức cao nhất với 24.400 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu liên tục giảm và không ổn định.
Đến ngày 14/04/2020, mức giá hạ tới mức thấp nhất là 4.000 đồng/cổ phiếu. Đến cuối năm, giá cổ phiếu có sự tăng trưởng theo đà chung của cổ phiếu thép. Hiện tại, giá cổ phiếu này vẫn ở mức thấp, chưa vượt quá 20.000 đồng/cổ phiếu.
Tình hình kinh doanh Công ty thép Pomina 2021
Theo báo cáo tài chính quý IV/2021, Công ty Cổ phần Thép Pomina có doanh thu sụt giảm tới 55% so với cùng kỳ, chỉ đạt 3.598 tỷ đồng, trong đó giá vốn chiếm tới 3.952 tỷ đồng. Như vậy công ty lỗ 326 tỷ đồng. Trong khi đó, mức lợi nhuận cùng kỳ năm 2020 là 1.687 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mức dự phòng hoàn nhập chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 397 tỷ đồng nên có thể nói công ty vẫn có 12 tỷ đồng lợi nhuận. Thế nhưng lợi nhuận ròng lại ghi nhận mức lỗ 63 tỷ đồng. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu thép ở thị trường phía Nam sụt giảm.
Lũy kế 2021, Công ty Cổ phần Thép Pomina có doanh thu đạt 2.543 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ, LNST đạt 1.779 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ. Danh mục hàng tồn kho chiếm 1.838 tỷ đồng và tiền mặt gửi ngân hàng là 8.755 tỷ đồng.
Nhận định cổ phiếu POM năm 2022
Công ty Thép Pomina đã có một năm 2021 không thành công với cả doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ. Kéo theo đó, giá cổ phiếu POM cũng giảm mạnh. Đến đầu năm 2022, giá cổ phiếu này vẫn tiếp tục giảm.
Ngày 10/3/2022, Ông Nguyễn Thế Anh Tuấn, cháu ông Đỗ Văn Khánh, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina đăng bán 3 triệu cổ phiếu POM nhằm cơ cấu danh mục đầu tư cá nhân. Ông Nguyễn Bạch Trường Chinh, Thành viên Ban kiểm soát Công ty, cháu ông Đỗ Văn Khánh cũng đăng ký bán toàn bộ hơn 1,8 triệu cổ phiếu POM của mình.
Việc họ hàng ông Đỗ Văn Khánh bán số lượng lớn cổ phiếu POM gây hoang mang đối với nhà đầu tư. Giá cổ phiếu ngay lập tức giảm từ 15.210đ/cổ phiếu xuống 14.890đ/cổ phiếu. Từ đó giá tiếp tục giảm, đến ngày 17/4/2022, giá chỉ còn 12.800đ/cổ phiếu.
Trong thời gian gần đây, cổ phiếu POM đang có nhiều biến động. Tuy nhiên, năm 2022 được đánh giá là một năm có nhiều triển vọng với ngành thép. Vì thế, các nhà đầu tư cần quan sát kỹ lưỡng xu hướng của thị trường Thép cũng như xu hướng giá cổ phiếu POM.
Trên đây là những thông tin đánh giá, nhận định chung về cổ phiếu POM. Trong tình hình thị trường thép thế giới và trong nước biến động như hiện nay, cộng với việc người nhà Chủ tịch Thép Pomina liên tiếp bán số lượng lớn cổ phiếu, các nhà đầu tư nên thận trọng khi quyết định đầu tư cổ phiếu này 2022.
Xem thêm:
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu