Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Cổ phiếu DCM – Những thông tin cần biết và tiềm năng phát triển

Do sự tăng trưởng bùng nổ từ tháng 7/2021 đến nay, nhiều nhà đầu tư muốn rót vốn vào cổ phiếu DCM. Trước khi ra quyết định, nhà đầu tư cần nắm rõ những thông tin cơ bản và tiềm năng phát triển của cổ phiếu DCM dưới đây.

Thông tin chung về cổ phiếu DCM

Cổ phiếu DCM do CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau phát hành. Đây là một trong những cổ phiếu mạnh nhất trong nhóm các cổ phiếu ngành phân bón tại Việt Nam.

Giới thiệu chung về CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau

Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau, tiền thân là Ban QLDA Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Công ty được thành lập ngày 9/3/2011 theo Quyết định số 474/QĐ-HĐTV của Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay vẫn nắm giữ hơn 75% cổ phần công ty.

Gioi-thieu-Cong-ty-Co-phan-Phan-bon-Dau-khi-Ca-Mau

Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau bắt đầu hoạt động năm 2012 với công suất Nhà máy Đạm Cà Mau đạt 800.000 tấn/năm. Đến năm 2015, công ty chính thức chuyển đổi hình thức hoạt động thành công ty cổ phần với tên gọi CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau.

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phân bón, hóa chất dầu khí cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, với sản lượng tăng đều đặn mỗi năm, công ty cũng xuất khẩu sản phẩm của mình sang một số nước trong khu vực. Năm 2019, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau đạt sản lượng 870 nghìn tấn. Năm 2021, công ty đạt sản lượng xuất khẩu kỷ lục, đạt 300.000 tấn/năm.

Mã cổ phiếu DCM

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu tiên vào ngày 22/11/2014 với 128.951.300 cổ phiếu được bán hết. Năm 2015, khi chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần, công ty niêm yết trên sàn HOSE với mã cổ phiếu DCM.

Cổ đông lớn nhất của công ty là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với 400.023.057 cổ phiếu, chiếm 75,56% cổ phần. Cổ đông lớn thứ hai là CTCP Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCB Capital) với 26.309.500 cổ phiếu, chiếm 4,97 cổ phần.

Thông tin cổ phiếu DCM:

  • Sàn giao dịch: HOSE
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 529.400.000 cổ phiếu
  • Vốn thị giá: 20.540,7 tỷ đồng
  • Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 6.925.860
  • Giá tham chiếu: 38,800đ/cổ phiếu
  • Chỉ số P/E:  6.26
  • EPS: 6.197

Phân tích cổ phiếu DCM

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau là một trong những “ông lớn” của ngành phân bón Việt Nam. Hiện nay, mức giá cổ phiếu DCM có giá bán cao thứ 2 trong các mã cổ phiếu phân bón, chỉ sau cổ phiếu DPM.

Lịch sử giá cổ phiếu DCM

Những năm đầu phát hành, giá cổ phiếu DCM khá thấp, chưa tới 10,000đ/cổ phiếu. Giá cổ phiếu luôn giao động trong khoảng 6,000đ – 8,000đ/cổ phiếu. Thậm chí, mức giá chạm đáy ngày 31/3/2020 với 4,840đ/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu bắt đầu tăng giá chậm, vượt qua mốc 10,000đ/cổ phiếu vào tháng 9/2020.

lich-su-gia-co-phieu-dcm

Từ tháng 7/2021, giá cổ phiếu DCM có sự tăng trưởng mạnh mẽ, gấp 7 lần so với mức đáy vào tháng 3/2020, vượt lên trên 20,000đ/cổ phiếu. Đến ngày 28/3/2022, giá cổ phiếu đạt đỉnh 48,450đ/cổ phiếu. Hiện tại, tuy giá có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao.

Định giá cổ phiếu DCM

Từ cuối năm 2021 cho đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu DCM đã có mức tăng trưởng bùng nổ chưa từng có từ trước đến nay. Mức giá hiện tại đã tăng gấp 10 lần so với đợt chạm đáy vào tháng 3/2020. Trong tương lai gần, giá cổ phiếu DCM vẫn được kỳ vọng tăng nhờ một số điều kiện thuận lợi như sau:

  • Sản phẩm trọng điểm của công ty là Ure có sản lượng lớn mỗi năm, lên tới 800.000 tấn/năm, cung cấp phần lớn Ure cho sản xuất nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Giá Ure từ cuối năm 2021 đã tăng kỷ lục, tạo điều kiện cho Đạm Cà Mau tăng doanh thu.
  • Trung Quốc giảm sản lượng xuất khẩu, Nga bị cấm vận do xung đột với Ukraine là cơ hội để Đạm Cà Mau tăng sản lượng xuất khẩu của công ty.
  • Thời tiết năm 2022 phù hợp để phát triển nông nghiệp, dự báo nhu cầu phân bón trong nước sẽ tăng, tạo điều kiện cho Đạm Cà Mau tăng doanh thu.

Với dự báo khả quan như trên, giá phân bón vẫn tiếp tục tăng, ước tính lợi nhuận năm 2022 của Đạm Cà Mau sẽ tăng 40%, đạt 2.684 tỷ đồng. Mức giá kỳ vọng của cổ phiếu DCM sẽ là 51,800đ/cổ phiếu.

Nhận định cổ phiếu DCM – Có nên mua năm 2022?

Cổ phiếu DCM đang bủng nổ mạnh mẽ, kỳ vọng giá tiếp tục tăng trong tương lai nên thu hút nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định mua, nhà đầu tư cần đánh giá tình hình hoạt động của công ty trong quý I/2022 và triển vọng phát triển trong tương lai.

Kết quả kinh doanh quý I/2022

Theo BCTC quý I/2022 được CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau công bố, doanh thu thuần đặt 4.074 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ. Trong đó, riêng doanh thu từ Ure đạt 3.769 tỷ đồng. Mức tăng doanh thu này phần lớn đến từ xuất khẩu, đạt 2.195 tỷ đồng, tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ.

Ket-qua-kinh-doanh-quy-I-2022

Lãi gộp của doanh nghiệp đạt 1.977 tỷ đồng, tăng hơn 7 lần so với con số 267 tỷ đồng của quý I/2021. Sau khi trừ các khoản phí và thuế, LNST đạt 1.518 tỷ đồng, gấp 10 lần so với cùng kỳ. EPS đạt 2.820 tỷ đồng, mức lãi cao kỷ lục của Đạm Cà Mau từ trước đến nay.

Nguyên nhân của việc tăng doanh thu kỷ lục là do giá bán bình quân Ure TM – sản phẩm chủ lực của công ty tăng tới 148% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, giá các loại phân bón khác cũng tăng cao cũng góp phần làm tăng doanh thu.

Tuy nhiên, do lo ngại tình hình dịch bệnh, căng thẳng Nga – Ukraine sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh, mục tiêu doanh thu của công ty sẽ giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 là 9.049 tỷ đồng, giảm 10% so với 2021, LNST đạt 513 tỷ đồng, giảm 72% so với 2021. Như vậy, trong quý I/2022, Đạm Cà Mau đã hoàn thành 45% mục tiêu doanh thu và vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Có nên mua cổ phiếu DCM không?

Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Đạm Cà Mau nói trên được đánh giá là thấp so với thực tế. Theo dự đoán, doanh thu thực tế có thể tăng 31% và lợi nhuận sẽ tăng 40%. Tuy nhiên, công ty có thể phải đối mặt với những rủi ro tác động tới doanh thu và lợi nhuận như sau:

  • Trong năm 2022, Đạm Cà Mau lên kế hoạch xây dựng kho đầu mối Long An, nhà máy khí than và nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
  • Dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
  • Chính phủ có thể can thiệp làm giảm giá bán phân bón nếu nó tăng quá cao.
  • Sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc và Nga sẽ phục hồi và tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022.

Co-nen-mua-co-phieu-DCM-khong

Mặc dù cổ phiếu DCM đang tăng trưởng tích cực, hoạt động kinh doanh của công ty có triển vọng phát triển, nhà đầu tư cần xem xét thêm những thách thức ở trên để đưa ra quyết định có nên đầu tư cổ phiếu này hay không.

Trên đây là những thông tin cần biết và tiềm năng phát triển của cổ phiếu DCM trong năm 2022. Với sự bùng nổ tăng trưởng hiện nay, nhà đầu tư dễ đưa ra quyết định kém hiệu quả nếu không xem xét kỹ các yếu tố liên quan. Hy vọng bài viết này có thể giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn về cổ phiếu DCM và đưa ra kế hoạch đầu tư hiệu quả nhất.

Banner 5K

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay