Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

5 Ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine đến toàn thế giới

Khi Nga phát động cuộc chiến quân sự tại Ukraine vào ngày 24/02/2022, đây là cuộc xung đột quy mô lớn đầu tiên ở châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc xung đột này nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người, gây ra nhiều tác động bất ngờ trên khắp thế giới. Dưới đây là 5 khía cạnh mà thế giới đã thay đổi từ ngày 24/02 vừa qua.

Dòng người tị nạn khổng lồ

Kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine, khoảng 6,8 triệu người đã di tản khỏi quốc gia này, cùng với ít nhất 7,7 triệu người phải sơ tán đến các nơi khác ở trong nước.

Theo Cơ quan Liên hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR), sau khi di tản sang các nước láng giềng, ít nhất 3 triệu người đã tiếp tục cuộc hành trình đến một nơi khác. Trong đó, Ba Lan là nước đón nhiều người tị nạn đến từ Ukraine nhất, với trên 3,6 triệu người.

Dòng người tị nạn vào Liên minh Châu Âu nhận được nhiều hỗ trợ cần thiết, nhưng mặt khác lại tạo ra nhiều căng thẳng. Người tị nạn đến định cư ở một quốc gia mới thường phải chịu phụ thuộc vào mạng lưới an sinh xã hội của quốc gia đó, ít nhất là trong một khoảng thời gian đầu.

Dòng người tị nạn khổng lồ từ Ukraine

Khủng hoảng lương thực

Theo USDA, Ukraine chiếm 15% lượng ngô và 10% lượng lúa mì toàn cầu, sản xuất khoảng 50% lượng dầu hướng dương trên thế giới. Xung đột đã cắt đứt hoạt động xuất khẩu các mặt nói trên của quốc gia .

Trong khi Nga bị cáo buộc đang phong toả các cảng tại biển Đen của Ukraine. Điều này ảnh hưởng lớn đến các nước phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc và dầu ăn của Ukraine, chẳng hạn như Ai Cập và Ấn Độ.

Một số nhận đinh cho rằng xung đột cùng với thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu và cú sốc kinh tế do đại dịch gây ra đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng hơn.

Vào tháng 5, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cảnh báo rằng, hàng chục triệu người có thể phải đối mặt với nạn đói lâu dài cho chiến tranh. Tính đến tháng 5, khoảng 23 quốc gia đã áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với thực phẩm. Đây là một dấu hiệu cho thấy an ninh lương thực đang suy yếu.

Tình trạng thiếu lương thực và năng lượng đã có nhiều ảnh hưởng đến thế giới

An ninh năng lượng

Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất trên toàn thế giới, là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ 2 và là nước xuất khẩu than lớn thứ ba. Cho đến trước xung đột, ¾ lượng khí đốt và gần một nửa lượng dầu thô của Nga đã chuyển đến châu Âu.

Năm 2020, dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga chiếm ¼ năng lượng tiêu thụ của liên minh châu Âu (EU). Nhưng sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, EU đã tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng: “Chúng tôi không thể tin tưởng vào một nhà cung cấp đang đe doạ chúng tôi một cách rõ ràng”. Vào tháng 3, Uỷ ban đã vạch ra ý định xoá bỏ hoàn toàn nhiên liệu hoá thạch của Nga vào năm 2030, cũng như có kế hoạch cắt giảm đáng kể 2/3 việc sử dụng khí đốt của Nga vào cuối năm 2022.

Tối đa hoá lượng xăng dự trữ là một phần trong kế hoạch đó. Nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng, chẳng hạn như từ Mỹ là một lựa chọn khác. Trong khi đó, một số chuyên gia đưa ra dự đoán sẽ có tình trạng thiếu hụt khí đốt đến mức phải phân bổ cụ thể.

Nhiều người coi cuộc xung đột là cơ hội để EU không chỉ thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga, mà còn thực hiện cam kết của khối về bảo vệ khí hậu, bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng. Tuy nhiên, những cách làm trên không thể diễn ra nhanh chóng và nhu cầu cao đối với nguồn năng lượng không phải của Nga đã khiến giá cả tăng vọt.

Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất trên toàn thế giới

Tăng giá và lạm phát

Tình trạng thiếu lương thực và năng lượng đã có nhiều ảnh hưởng, tạo nên một sự thay đổi lớn trong cuộc sống của nhiều người kể từ khi chiến sự bắt đầu: Giá cả tăng. Khi thực phẩm và nhiên liệu tăng giá, thì mọi thứ khác cũng. Giá cả thực phẩm nói chung đang tăng vọt.

Chỉ số giá lương thực của tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO) đo lường sự thay đổi hàng tháng về giá của một số hàng hoá lương thực đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 3/2022.

Lạm phát nghĩa là sức mua giảm khi giá cả tăng lên, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của nền kinh tế. Theo Tổ chức lao động quốc tế, lạm phát đã tăng hơn gấp đôi trên toàn thế giới trong năm nay, kể từ tháng 3/2021.

Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, lạm phát đã chạm mốc kỷ lục vào tháng 5, lên tới 8,1%. Tuy nhiên, lạm phát được dự đoán sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các nước có thu nhập thấp hơn.

Trong khi triển vọng gần đây của quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo: lạm phát ở các nước công nghiệp phát triển là 5,7%. Con số đó với các nước đang phát triển là 8,7%. Và nhiều chuyên gia dự đoán rằng giá vẫn có thể cao trong vài năm tới.

Sự phục hưng của NATO

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine cũng để lại dấu ấn về mặt địa chính trị. Một số chuyên gia dự báo sẽ có phân chia mới thành các khối địa chính và kinh tế giữa phía Đông và Tây. Trong đó một bên là Nga và Trung Quốc, một bên là EU và Mỹ.

Tổ chức Nato đã từng suy thoái đến mức Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon vào năm 2019 nói NATO đã chết não. Thế nhưng xung đột tại Ukraine đang khiến liên minh quân sự mạnh nhất thế giới này giành lại vai trò trung tâm – theo một số nhà quan sát. Phần Lan và Thuỵ Điển gần đây đã tuyên bố ý định tham gia liên minh, phá vỡ thế trung lập sau gần 17 năm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin coi NATO là mối đe doạ với Nga và đã nhiều lần cảnh báo về hậu quả nếu NATO cho phép Ukraine gia nhập khối liên minh này. Những người chỉ trích liên minh cho rằng việc mở rộng vềp phía đông là một hành động khiêu khích.

NATO đã cung cấp vũ khí chiến đấu cho Ukraine nhưng từ chối yêu cầu của Tổng thống Volodymyr Zelensky về việc áp đặt vùng cấm bay trên lãnh thổ nước này. Hiện tại, NATO vẫn đang tiếp tục can dự vào chiến sự một cách gián tiếp nhắm tránh không gây ra chiến tranh thế giới thứ 3.

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay