Cổ phiếu VGG là gì? Có nên đầu tư không?
Dệt may là một trong những ngành mà Việt Nam có năng lực sản xuất cao và Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành. Có nên đầu tư cổ phiếu Việt Tiến không? Cùng Finhay đi vào tìm hiểu chi tiết về cổ phiếu VGG là gì và triển vọng phát triển của cổ phiếu này trong năm 2022.
Tổng quan về Tổng CTCP May Việt Tiến
Giới thiệu Tổng CTCP May Việt Tiến
Tổng CTCP may Việt Tiến trước đây là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” có tên giao dịch là Pacific Enterprise. Doanh nghiệp được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và sau đó đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến kể từ tháng 5/1977.
Ngày 13/11/1979 Việt Tiến thiệt hại hoàn toàn do hỏa hoạn. Ngày 24/03/1993, doanh nghiệp được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép hoạt động. Tổng công ty dệt may Việt Nam ra đời vào 29/04/1995. Đến 09/01/2007, Tổng công ty May Việt Tiến được thành lập.
Đối với thị trường nội địa, VGG cho ra đời nhiều sản phẩm kinh doanh như: áo sơ mi, áo thun, quần tây, quần jeans, quần short, vest,… Ngoài việc xây dựng chuỗi các cửa hàng, đại lý bán sản phẩm may mặc, công ty cũng phối hợp với các cửa hàng dệt may khác đến tay người tiêu dùng rộng rãi.
Đối với thị trường xuất khẩu, Việt Tiến đang giao dịch với hơn 30 khách hàng trên thế giới như: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia , Australia.
Tổng Công ty hiện sở hữu 3 công ty con bao gồm:
- Công ty TNHH May Thuận Tiến với vốn điều lệ là 20 tỷ (sở hữu 82,5% vốn điều lệ),
- Công ty TNHH May Tiến Thuận với vốn điều lệ 20 tỷ (82,5%)
- Công ty TNHH Nam Thiên, vốn điều lệ là 8,1 tỷ (83,55%).
Giới thiệu mã cổ phiếu VGG
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công về việc cổ phần hóa Tổng công ty May Việt Tiến được công bố vào ngày 13/02/2007. Ngày 03/03/2016, Cổ phiếu của công ty được chấp nhận đăng ký giao dịch trên UPCOM với mã chứng khoán là VGG. Ngày phát hành cuối của mã chứng khoán vào 22/07/2015.
Các thông tin cơ bản về cổ phiếu VGG:
- Ngày niêm yết: 10/03/2016
- Sàn giao dịch: UPCOM
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 44.100.000 cổ phiếu
- Vốn thị giá: 1.922,8 tỷ đồng
- Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 13.230
- Giá tham chiếu: 44.900đ/cổ phiếu
- Chỉ số P/E: 18.35
- EPS: 2.388
Phân tích cổ phiếu VGG
Ngành dệt may được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022 khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát. Các nhà đầu tư sẽ ít nhiều sẽ băn khoăn khi lựa chọn cổ phiếu dệt may cho năm 2022 khi giá một số cổ phiếu dệt may như TCM, MSH, TNG đang ở vùng đỉnh nhiều năm.
Lịch sử giá cổ phiếu VGG
Cổ phiếu VGG được niêm yếu trên sàn chứng khoán với giá chào sàn là 40.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó giá đi ngang từ giai đoạn 2016-2019. Vào đầu tháng 3 năm 2019, giá bứt phá đi lên và tạo đỉnh mới. Sau khi tạo đáy năm 2020, giá tiếp tục trong xu hướng sideway cho đến nay.
- Giá cổ phiếu VGG cao nhất là đạt mức 61.520 đồng/cp vào 08/04/2019 (theo giá điều chỉnh).
- Giá cổ phiếu VGG thấp nhất ở mức 28.230 đồng/cp vào ngày 27/07/2020 (theo giá điều chỉnh).
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu TCM đang ở mức 43.60.000 đồng/cổ phiếu.
Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu VGG khoảng 55,500 đồng/cổ phiếu (+27% so với giá hiện tại). Mức giá thị trường hiện tại của cổ phiếu VGG đang khá thấp so với mức trên. Vì vậy đưa ra khuyến nghị MUA cho cổ phiếu dệt may này.
Tình hình kinh doanh của Tổng CTCP May Việt Tiến
Kết thúc quý I năm 2022, Tổng Công ty CP May Việt Tiến đã hoàn thành 23,4% mục tiêu về doanh thu và 20,8% mục tiêu về lợi nhuận trước thuế. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.519 tỷ đồng tăng 4,5%.
Giá vốn hàng bán tăng thấp hơn nên lãi gộp đạt được 156,9 tỷ đồng, mức tăng 23,9% so với quý I năm 2021. Trong kỳ VGG tăng 23,2% so với cùng kỳ, đạt 12,4 tỷ đồng tổng doanh thu tài chính và chi phí tài chính tăng mạnh 88,7% lên 8,6 tỷ đồng.
Hoạt động liên doanh liên kết của công ty trong kỳ đạt được lãi 2,1 tỷ đồng, trong khi quý 1 năm 2021 lỗ 1,5 tỷ đồng. Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí công ty đạt lãi sau thuế hơn 26 tỷ đồng. Con số này tăng gấp 5 lần so với quý 1 trong năm 2021. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 25,7 tỷ đồng, tương đương với EPS đạt 473 đồng.
Năm 2022, Việt Tiến đã đặt mục tiêu tổng doanh thu là 6.500 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2021, LNTT tăng 50,5%, đạt mức 150 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý I năm 2022, tổng tài sản của công ty lên đến 5.324,5 tỷ đồng, tăng lên 18,8% so với hồi đầu năm ngoái. Hàng tồn kho tăng cao gấp 2,2 lần so với đầu kỳ đạt là 1.605,6 tỷ đồng. Nợ phải trả còn lại 3.420 tỷ đồng, tăng gần 820 tỷ đồng so với hồi đầu năm, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Có nên mua cổ phiếu may việt tiến trong năm 2022?
Trước khi quyết định mua bán cổ phiếu nhà đầu tư cần phải kết hợp nhiều yếu tố để có được phương án hiệu quả nhất. Một cổ phiếu tốt chưa chắc đã mang đến lợi nhuận cao, thậm chí còn thua lỗ. Dưới đây là một số phân tích về tiềm năng phát triển của cổ phiếu VGG để nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định đúng đắn hơn.
Dự án Việt Thái Tech gắn kết mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Vải sản xuất trong nước vẫn chưa đủ để cung cấp cho các doanh nghiệp dệt may nội địa. Đây chính là hạn chế lâu năm của ngành dệt may Việt Nam. Vì vậy, có hơn 70% vải phục vụ cho ngành hàng may xuất khẩu là đến từ Trung Quốc. Theo tính toán của Hiệp hội dệt may Việt Nam, ngành dệt may đang cần đến 10 tỷ mét vải, tuy nhiên để làm ra số lượng vải này cần phải đầu tư đến 30 tỷ USD.
Ngoài số vốn lớn để làm vải, thì việc đầu tư để cạnh tranh có hiệu quả đang đặt ra các thách thức cho ngành dệt may Việt Nam. Để tăng năng lực cạnh tranh, Việt Tiến đã lên kế hoạch đầu tư vào nhà máy vải qua việc thành lập Công ty TNHH Việt Thái Tech. Dự án ra đời sẽ giải quyết phần cung thiếu hụt của nguồn vải, một vấn đề gây trở ngại lớn đối với ngành Dệt May Việt Nam hiện nay.
Dự án này là sự liên doanh hợp tác giữa VGG và hai đối tác chiến lược là Luenthai và Newtech có tổng vốn đầu tư là 20 triệu USD. Điều này sẽ giúp VGG chủ động nguồn nguyên liệu cũng như đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng.
Vì vậy, dự án sẽ giúp VGG gắn kết vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu dễ dàng hơn trong tương lai, cải thiện biên lợi nhuận của công ty. Ước tính biên lợi nhuận gộp của công ty sẽ cải thiện lên 12.7% vào năm 2025 từ mức 9.4% năm 2020.
Hưởng lợi từ Hiệp định thương mại RCEP và EVFTA
Cổ phiếu dệt may nói chung và cổ phiếu VGG nói riêng sẽ được hưởng lợi nhờ kế hoạch phát triển nguồn cung vải trong nước và hưởng lợi từ các hiệp định thương mại. Ngành dệt may toàn cầu đã tìm lại được vị thế. Điều này được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.
Ước tính doanh thu thời trang toàn cầu năm 2021 đạt 96% mức năm 2019 theo số liệu của McKinsey. Năm 2021 tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019 ước tính đạt 39 tỷ USD.
Đồng thời Dự án Việt Thái Tech cũng sẽ giúp VGG đáp ứng các quy tắc xuất xứ của Hiệp định thương mại trong tương lai. Từ đó giúp công ty sẽ có nhiều khả năng mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU. Với việc gia tăng đầu tư như hiện nay, VGG kỳ vọng trong tương lai gần sẽ chủ động được phần cung thiếu hụt, tận dụng tốt các FTA đã ký kết.
Xem thêm:
VGG phát triển mạnh tại thị trường nội địa
Để bắt kịp xu hướng thời trang trên toàn cầu kiểu dáng sản phẩm theo xu thế và nhận diện nhãn hàng, Việt Tiến đã khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mẫu Dương Long năm 2019. Trung tâm có 3 bộ phận là kỹ thuật, thiết kế và may mẫu với quy mô khoảng 300 nhân sự.
Mục đích của trung tâm là nhằm phát triển chuỗi giá trị của thương hiệu Việt Tiến, gia tăng lợi thế cạnh tranh với các công ty trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Qua đó, đẩy mạnh kinh doanh hàng sản xuất, thiết kế gốc với biên lợi nhuận cao. Ước tính doanh thu nội địa của Việt Tiến vào năm 2025 đạt 1,130 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2020-2025 là 6%.
Ngoài ra, công ty dệt may hiện nay đã mở rộng chuỗi giá trị sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. Việt Tiến lại là một trong những công ty có chuỗi giá trị mở rộng phát triển bán lẻ có thương hiệu riêng và dải sản phẩm rộng.
Đồng thời công ty cũng hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp cung cấp thiết bị máy móc trong lĩnh vực may mặc. Tổng CTCP May Việt Tiến đoạt giải “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may và da giày Việt Nam” trong suốt 8 năm liền. Có thể thấy rằng Việt Tiến có thể coi là doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam và có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên thì VGG còn có những rủi ro. Ngành dệt may còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Nguyên nhân chuỗi cung ứng toàn cầu bị doán đoạn do lệnh đóng cửa biên giới của Việt Nam và các thị trường nhập khẩu vải đặc biệt là Trung Quốc. Điều này đã tác động tiêu cực đến nguồn cung nguyên vật liệu của công ty.
Nhận định về tình hình thị trường những tháng cuối năm, nếu xung đột giữa Nga – Ukraine còn căng thẳng, lạm phát còn kéo dài, chi phí logistics leo thang thì thị trường sẽ còn có nhiều diễn biến khó lường.
Trên đây là những thông tin về cổ phiếu VGG của công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc hàng đầu tại Việt Nam. VGG được đánh giá là mã cổ phiếu hấp dẫn, có tiềm năng sinh lời và độ rủi ro thấp khi đầu tư. Đây là mã cổ phiếu phù hợp với để đầu tư dài hạn. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ lựa chọn cho mình cổ phiếu phù hợp trong danh mục đầu tư của mình.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu