Ngày đáo hạn chứng quyền là gì? Tại sao phải quan tâm?
Khi đầu tư chứng quyền, ngày đáo hạn chứng quyền là thông tin cần được chú trọng hơn hết. Bởi, nếu không quan tâm bạn có thể bị lỡ mất quyền lợi của mình hoặc chịu thiệt hại nếu giá chứng quyền giảm quá sâu trước ngày đáo hạn.
Ngày đáo hạn chứng quyền là gì?
Ngày đáo hạn chứng quyền là ngày cuối cùng chứng quyền có hiệu lực. Nếu vượt qua ngày này, bạn không thể sử dụng chứng quyền trong tay để thực hiện quyền nữa.
Xác định đúng ngày đáo hạn chứng quyền để nhà đầu tư biết chính xác thời gian mình có thể sử dụng chứng quyền, thực hiện chuyển nhượng, giao dịch hay quyền chứng quyền theo ý muốn của mình. Lưu ý, đối với những loại chứng quyền kiểu Châu Âu thì người nắm giữ chỉ được thực hiện quyền chứng quyền vào đúng ngày đáo hạn.
Hiện nay, người ta còn ứng dụng ngày đáo hạn chứng quyền để tính giá thanh khoản khi thực hiện chứng quyền: Bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong 5 ngày giao dịch liền kề trước ngày đáo hạn, lưu ý không bao gồm ngày đáo hạn. Nếu bạn không nhớ đúng ngày đáo hạn, kết quả tính ra sẽ không chính xác, từ đó đưa ra quyết định mua/ bán không hiệu quả cao.
Nếu từ thời điểm nhận đến ngày đáo hạn, bạn vẫn chưa thực hiện quyền chứng quyền thì khoản lãi chứng quyền được tự động tính theo phương thức thanh toán bằng tiền vào ngày đáo hạn.
Xem thêm:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ngày đáo hạn chứng quyền
Thông thường, ngày đáo hạn chứng quyền đã được xác định cụ thể tại thời điểm phát hành chứng quyền ra thị trường. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà chứng quyền có thể không thực hiện đúng về thời hạn. Nhất là khi có những yếu tố sau gây ảnh hưởng:
- Chứng quyền bị hủy niêm yết: Trường hợp công ty phát hành chứng quyền bị đình chỉ hoạt động, hợp nhất, giải thể, phá sản hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh,… thì chứng quyền có nguy cơ cao hủy niêm yết. Lúc đó tổ chức phát hành có nhiệm vụ thu mua lại toàn bộ chứng quyền đang lưu hành trên thị trường, với mức giá bằng giá tại thời điểm công bố quyết định hủy niêm yết. Như vậy nhà đầu tư có thể hiểu là ngày đáo hạn có chứng quyền bị rút gọn lại và bắt buộc phải thực hiện như vậy.
- Chiến lược hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng quyền của nhà đầu tư: Để giảm thiệt hại trong trường hợp giá chứng quyền bị giảm mạnh khi đến gần ngày đáo hạn, nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ cho đến khi thấy mức giá chuyển nhượng tốt thì bán ra, không đợi mức giá thanh toán của tổ chức phát hành khi đến ngày đáo hạn. Vì vậy, họ tự thu hẹp ngày đáo hạn thực tế của chứng quyền, tự giảm thiểu rủi ro cho tài chính của mình, đồng thời kiếm thêm khoản lợi tốt từ việc bán chứng quyền khi xu hướng giá đang lên.
Cách tính giá chứng quyền tại thời điểm đáo hạn
Trước hết nhà đầu tư cần phân biệt giá chứng quyền, giá thực hiện hay giá thanh toán để biết được giá áp dụng ở ngày đáo hạn là gì.
- Giá chứng quyền là giá mà nhà đầu tư bỏ ra lúc ban đầu để sở hữu chứng quyền.
- Giá thanh toán là giá tính bình quân giá của các chứng khoán cơ sở trong 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn chứng quyền.
- Giá thực hiện là giá tương đương với giá mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn.
Như vậy trong trường hợp nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn, bạn lựa chọn thực hiện chứng quyền thì giá sẽ được tính bằng công thức: Hiệu của Giá thanh toán với Giá thực hiện chia cho tỷ lệ chuyển đổi và nhân với số lượng chứng quyền sở hữu.
Người ta đầu tư vào chứng quyền với kỳ vọng những chứng khoán cơ sở sẽ tăng trưởng cao hơn hiện tại. Như vậy, chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện là dương. Lúc đó kết quả đầu tư mới có lời.
Xem thêm:
Lưu ý về thanh toán chứng quyền khi đáo hạn
Có nhiều lưu ý đối với việc thanh toán chứng quyền khi đáo hạn. Bạn nên nắm kỹ để hiểu rõ hơn về cách đầu tư vào chứng quyền nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
- Giá thanh toán chứng quyền được công bố theo quy định tính toán của sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Chứng quyền lưu ký sẽ được thanh toán bằng tiền mặt tại các thành viên lưu ký – nơi nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký.
- Dữ liệu của những người sở hữu chứng quyền được tập hợp trong danh sách do trung tâm lưu ký chứng khoán – VSD nắm giữ, kiểm tra và xác nhận đúng thì mới thực hiện thanh toán chứng quyền.
Việc thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn bằng phương thức nhận tiền mặt. Vì vậy, bạn phải đến địa điểm thanh toán theo quy định mới thực hiện được. Đối với những người chuyển nhượng chứng quyền trước ngày đáo hạn có thể thỏa thuận phương thức giao dịch với đối tác.
Lưu ý trong quá trình chuyển nhượng cần cung cấp và xác nhận thông tin chính xác để dữ liệu cập nhật tại VSD, tránh sai sót làm mất thời gian xử lý, bổ sung.
Trên đây là thông tin về ngày đáo hạn chứng quyền mà Finhay muốn cung cấp cho bạn. Biết chính xác ngày đáo hạn giúp xác định đúng giá trị thanh khoản của chứng quyền, từ đó có được chiến lược đầu tư hiệu quả.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu