Bạn có phải người phung phí tiền bạc?
Đã bao giờ bạn thấy mình là người phung phí tiền bạc chưa? Nếu bạn nghĩ việc mua sắm những món đồ hàng hiệu trị giá cả chục triệu hay những bữa ăn sơn hào hải vị mới là phung phí, thì bạn đã nhầm rồi. Khi đó, ta sẽ thấy rằng, phung phí tiền bạc ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách và trì hoãn các mục tiêu tài chính của mình.
1. Phung phí tiền bạc là một thói quen
Có những hành động lãng phí đã trở thành thói quen, được lặp lại hàng ngày, tuy nhiên hoàn toàn có thể tránh được, chẳng hạn như:
- Những bữa ăn sáng, ăn trưa ở ngoài thay vì nấu ăn, hay những khoản chi vào ly trà sữa, cà phê, rượu, bia, thuốc lá,… mỗi ngày. Khoản này, dù nhỏ, nhưng khi gộp lại, thì vừa tiêu tốn của chúng ta không ít tiền, lại vừa có không tốt cho sức khỏe.
- Nhiều bạn có thói quen dùng tiền mua sắm đồ hiệu, ăn uống ở những nơi sang trọng, đi xe đẹp… Tất nhiên, nhu cầu này là hoàn toàn bình thường nếu như bạn có đủ điều kiện để chi trả cho nó. Còn nếu mục đích của việc tiêu dùng ấy chỉ để thể hiện với người khác, thì hãy dừng lại bởi nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới tài chính của bạn.
- Thêm vào đó, là những món đồ ngẫu hứng và thói quen thích mua hàng rẻ. Khi online shopping trở nên quen thuộc, ta dễ dàng mua sắm những món đồ mà vô tình nhìn thấy trên website, facebook, chỉ vì nó đẹp, nó rẻ, nhưng thậm chí chúng ta còn không cần đến. Thói quen thích mua hàng rẻ, mua theo số đông cũng gây ra lãng phí nếu xét đến tính hữu dụng của món đồ.
Nếu những hành động này cứ diễn ra từ ngày này sang ngày khác đồng nghĩa với việc bạn đang tự lãng phí rất nhiều tiền của mình vào những thứ không cần thiết. Đừng để những hành động này trở thành những thói quen khó bỏ
2. Làm thế nào để tránh phung phí tiền bạc
Một vài lời khuyên giúp chúng ta có thể quản lý được tài chính của mình, như:
- Đầu tiên, cần đặt mục tiêu tiết kiệm trước, tiêu dùng sau. Luôn nhớ nguyên tắc:
Tiêu dùng = Thu nhập – Tiết kiệm.
Bằng cách này, ta sẽ ép mình phải chi tiêu một cách khôn khéo, loại bỏ tối đa sự thừa thãi, không cần thiết. Trong khi đó, vẫn để ra được một khoản tiết kiệm mong muốn. Ngoài ra, luôn cố gắng tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm ngoài công việc chính, tránh để bản thân mắc nợ.
- Thứ hai, đặt ưu tiên cho các khoản chi tiêu dùng của bạn: Bằng việc xác định được đâu là cái mình MUỐN, và đâu là cái mình CẦN, trong điều kiện tài chính cho phép. Cụ thể là, những món đồ nào mình cần phải có, những món có cũng được, không có cũng chẳng sao, và những món đồ mình không cần đến. Từ đó, bạn có thể xây dựng ngân sách ăn tiêu cho từng khoản hàng tháng. Nên hình thành thói quen ghi lại những khoản chi tiêu.
- Ngoài ra, không được tiêu tiền theo cảm tính, hành động tùy hứng. Bản thân nên mua sắm, tiêu dùng có kế hoạch, cần phải dành một khoản tiền dự phòng cho những tình huống xấu nhất.
Có vô số cách để tiêu tiền nhưng kiếm tiền và tiết kiệm lại rất khó. Vì vậy, đừng phung phí tiền bạc để thành quả lao động của mình bị lãng phí một cách vô ích nhé!
>> Checklist những bước quan trọng khi tiết kiệm mà bạn vô tình bỏ qua
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu