Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Chính sách tài khóa là gì? Có vai trò gì tới nền kinh tế?

Chính sách tài khóa là công cụ hữu ích giúp nhà nước cải thiện tình hình kinh tế thông qua việc sử dụng công cụ thuế và chi tiêu chính phủ. Chính sách này là gì? Có tác dụng gì tới nền kinh tế?

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô do Chính phủ thực hiện. Trong đó, Chính phủ can thiệp điều chỉnh thuế suất và chi tiêu chính phủ để tiến tới đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, bình ổn giá…

Chinh-sach-tai-khoa-la-gi

Chỉ có cấp chính quyền Trung ương, cụ thể là Chính phủ mới có quyền và khả năng thực hiện chính sách tài khóa, chính quyền địa phương các cấp không thực hiện chức năng này.

Phân loại chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa gồm 2 loại là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp. Mỗi loại tác động theo 2 hướng ngược nhau tới nền kinh tế vĩ mô. 

Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng hay chính sách tài khóa thâm hụt là việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp tăng chi tiêu chính phủ và giảm nguồn thu từ thuế. Điều này giúp tăng sản lượng nền kinh tế, tổng cầu tăng, từ đó tăng số lượng việc làm cho người dân, kích thích nền kinh tế phát triển.

Chính sách tài khóa mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái, kém phát triển, tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Chính sách này thường không được áp dụng một mình mà kết hợp chung với chính sách tiền tệ giúp thực hiện mục đích ổn định, tăng trưởng, phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt là việc Chính phủ thực hiện giảm chi tiêu chính phủ, tăng nguồn thu từ thuế hay kết hợp giảm chi tiêu chính phủ và tăng nguồn thu từ thuế. 

Từ đó giảm sản lượng của nền kinh tế, giảm tổng cầu giúp nền kinh tế không bị phát triển quá nóng. Chính sách này được sử dụng để đưa nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, thiếu ổn định hay tỷ lệ lạm phát cao trở về trạng thái cân bằng, ổn định.

Các công cụ của chính sách tài khóa

Chính sách này sử dụng 2 công cụ chính gồm chi tiêu chính phủ và thuế (thu ngân sách).

Chi tiêu chính phủ

Chi tiêu của chính phủ bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng, trong đó:

  • Chi mua hàng hóa dịch vụ: Là việc Chính phủ sử dụng ngân sách để đầu tư cho quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước, trả tiền lương cho cán bộ nhà nước…
  • Chi chuyển nhượng: Là việc Chính phủ chi ngân sách cho các khoản trợ cấp những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo, người khuyết tật, thương binh, bệnh binh…

Chi-tieu-chinh-phu

Cả 2 khoản chi trên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế. Cụ thể, khi Chính phủ chi mua hàng hóa dịch vụ, cầu hàng hóa tăng, trực tiếp làm tăng tổng cầu nền kinh tế. Trường hợp chi ngân sách trợ cấp xã hội, thu nhập của người dân tăng, họ mua sắm nhiều hơn, như vậy gián tiếp tăng tổng cầu.

Nếu chi tiêu chính phủ tăng, tổng cầu của nền kinh tế tăng, cầu tăng kích thích cung tăng giúp nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định. Ngược lại, chi tiêu chính phủ giảm, tổng cầu giảm giúp ổn định lại sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế. 

Thuế

Công cụ tiếp theo của chính sách tài khóa là thuế, đây là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Thuế gồm 2 loại, thuế trực thu và thuế gián thu, trong đó:

  • Thuế trực thu: Là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người chịu thuế. Đồng thời, người chịu thuế cũng là người nộp thuế. Một số loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế đất…
  • Thuế gián thu: Là khoản thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế không phải người nộp thuế. Một số loại thuế gián thu như VAT, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Ví dụ với thuế VAT, giá cả hàng hóa niêm yết trong siêu thị đều đã bao gồm 8 – 10% thuế VAT, người mua hàng là người chịu thuế nhưng không trực tiếp nộp thuế cho nhà nước, nhà sản xuất thay người mua nộp khoản thuế đó.

Trái ngược với chi tiêu chính phủ là chi ra, thuế là khoản thu vào nên nó sẽ có tác động ngược lại so với chi tiêu chính phủ. Nếu thuế tăng, thu nhập của mọi người giảm, họ sẽ giảm tiêu dùng, từ đó tổng cầu giảm và GDP giảm. Nếu thuế được điều chỉnh giảm, giá cả hàng hóa dịch vụ giảm, mọi người chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng và GDP tăng.

Chính sách tài khóa có tác dụng gì tới nền kinh tế?

Chinh-sach-tai-khoa-co-tac-dung-gi-toi-nen-kinh-te

Chính sách tài khóa có 4 vai trò quan trọng đối với nền kinh tế như sau:

  • Là công cụ giúp Chính phủ tác động toàn diện đến toàn bộ nền kinh tế trong mọi trường hợp, giúp ổn định lại nền kinh tế đang biến động.
  • Sử dụng 2 công cụ của chính sách tài khóa, Chính phủ thực hiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Thông qua chính sách tài khóa, Nhà nước có thể tập trung phát triển một lĩnh vực trọng tâm của đất nước.
  • Đây cũng là công cụ hiệu quả giúp phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Từ đó tạo môi trường an toàn, ổn định cho đầu tư và tăng trưởng.
  • Mục tiêu chính yếu nhất của chính sách tài khóa là tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nền kinh tế đang gặp khó khăn, Nhà nước đang thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ về công cụ, công dụng và cách thực hiện chính sách tài khóa, từ đó hiểu về chính sách tài khóa Nhà nước đang thực hiện để thông qua đó nhận ra những cơ hội riêng cho mình. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các chính sách kinh tế khác, đừng bỏ qua các bài viết của Finhay nhé!

Xem thêm: Vai trò của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển kinh tế

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay