Quy định và thực trạng về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Hiện nay, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo được sự thúc đẩy lớn trong sản xuất kinh doanh. Đây là một trong ba trụ cột của việc tái cơ cấu nền kinh tế chính gồm có tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy như thế nào được gọi là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước? Quy định và thực trạng hiện nay thế nào?
Công ty cổ phần nhà nước là gì?
Công ty cổ phần nhà nước được định nghĩa là công ty cổ phần trong đó toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức đã được Nhà nước uỷ quyền đóng góp vốn, được tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển doanh nghiệp thành hình thức công ty cổ phần. Chủ sở hữu là nhà nước, hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần tại Luật Doanh nghiệp 2020. Đối tượng của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chính là công ty cổ phần có vốn nhà nước.
Những loại hình doanh nghiệp nhà nước có cổ phần, đóng góp vốn không phải đối tượng của cổ phần hóa. Các doanh nghiệp nhà nước sau khi đã cổ phần hóa sẽ được thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đây là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, trong đó vốn kinh doanh do nhiều người đóng đóng góp dưới hình thức cổ phần.
Từ các nội dung trên, chúng ta có thể hiểu: Cổ phần hóa là chính việc thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước sang công ty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông thuộc tất cả thành phần kinh tế.
Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp nhà nước áp dụng chính sách cổ phần hoá bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế/Tổng công ty nhà nước (có cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ vẫn chưa chuyển sang công ty TNHH một thành viên.
Điều kiện cổ phần hoá
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thể được thực hiện khi đảm bảo hai điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục các doanh nghiệp thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt trong từng thời kỳ;
- Còn vốn nhà nước sau khi đã xử lý tài chính và được đánh giá lại giá trị của doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp sau khi được định giá lại mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn so với các khoản phải trả thì cần thực hiện như sau:
- Trường hợp các doanh nghiệp thuộc danh mục nhà nước thì cần nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa để tái cơ cấu doanh nghiệp thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Những doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ quyết định chuyển sang các hình thức chuyển đổi khác theo quy định pháp luật.
Hình thức cổ phần hoá
Hiện nay, các hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- Giữ nguyên phần vốn hiện tại do nhà nước sở hữu, phát hành thêm cổ phiếu để gia tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp hoặc vừa bán bớt vốn của nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu mới để gia tăng vốn điều lệ.
- Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hoặc kết hợp giữa việc bán toàn bộ vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu.
Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Bước 1. Lên phương án cổ phần hóa
Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bắt đầu từ việc lên phương án. Phương án cổ phần hóa bao gồm: Thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc, chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu liên quan. Theo đó:
Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo:
Căn cứ vào kế hoạch cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp thực hiện quyết định thành lập Ban Chỉ đạo với kế hoạch, lộ trình triển khai công việc cổ phần hóa.
Trưởng Ban Chỉ đạo cần lựa chọn và đưa ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hóa trong 05 ngày làm việc, từ ngày có quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo.
Ban chỉ đạo cùng Tổ giúp việc phối hợp với doanh nghiệp xem xét, quyết định về việc triển khai thủ tục tiếp xúc, trao đổi thông tin với nhà đầu tư về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần… Điều này nhằm để để nhà đầu tư tìm hiểu thông tin phục vụ cho việc quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
Các hồ sơ tài liệu liên quan:
Ban Chỉ đạo chỉ đạo và Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu gồm:
- Các hồ sơ pháp lý về việc thành lập công ty.
- Các Hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản, vốn, công nợ của công ty.
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế của công ty tính đến thời điểm xác định giá trị của doanh nghiệp.
- Lập ra dự toán chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp theo chế độ quy định.
- Lập phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị của doanh nghiệp.
- Lên danh sách, phương án sử dụng các lao động hiện đang quản lý.
- Lựa chọn phương án, hình thức xác định giá trị của doanh nghiệp, lựa chọn thời gian để xác định giá trị doanh nghiệp hợp lý với điều kiện của doanh nghiệp cùng với các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc cổ phần hóa.
Kiểm kê, xử lý các vấn đề về tài chính:
Kiểm kê và phân loại tài sản, quyết toán tài chính, thuế. Doanh nghiệp với tổ giúp việc phối hợp cùng với các cơ quan liên quan để xử lý các vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị của doanh nghiệp.
Lập ra phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa, thực hiện báo cáo cơ quan đại diện, gửi phương án, hồ sơ liên quan đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xin ý kiến về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp và giá đất cụ thể để làm căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp.
Ban chỉ đạo cùng với tổ giúp việc tổ chức thực hiện việc xác định giá trị của doanh nghiệp.
Quyết định, công bố giá trị của doanh nghiệp:
Ban Chỉ đạo kiểm kê, rà soát kết quả và phân loại tài sản cùng với kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Sau đó, báo cáo với cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
Hoàn tất Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp:
Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức tư vấn (nếu có) xây dựng Phương án cổ phần hóa. Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp phải gồm có các nội dung cơ bản sau đây:
- Thực trạng công ty tại thời điểm xác định giá trị của doanh nghiệp.
- Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cùng các vấn đề cần xử lý.
- Hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp, vốn điều lệ theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với công ty cổ phần.
- Cơ cấu vốn điều lệ cùng với giá khởi điểm, hình thức phát hành cổ phiếu theo quy định công ty cổ phần.
- Dự thảo Điều lệ hoạt động tổ chức của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và văn bản pháp lý hiện hành.
- Phương án sắp xếp lao động đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu thống nhất phê duyệt.
- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 đến 5 năm tiếp theo.
- Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc phối hợp với tổ chức tư vấn nếu có thực hiện tổ chức công khai Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Đồng thời gửi đến từng bộ phận của công ty nhằm để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị người lao động.
Bước 2. Thực hiện phương án cổ phần hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp tổ chức việc bán cổ phần theo phương án cổ phần hóa doanh nghiệp đã được phê duyệt. Ban Chỉ đạo thực hiện chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn (nếu có) theo như phương án đã duyệt.
Căn cứ vào kết quả bán cổ phần cho những đối tượng theo quy định có trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp chuyển tiền thu từ cổ phần hóa về Quỹ dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
Nếu không bán được hết cổ phần cho các đối tượng theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt, Ban Chỉ đạo cần báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu điều chỉnh quy mô và cơ cấu cổ phần.
Ban Chỉ đạo báo cáo với cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định để cử đại diện phần vốn tại doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn nhà nước tham gia trong công ty cổ phần. Đồng thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của người làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước theo như quy định pháp luật.
Bước 3. Hoàn thành việc chuyển doanh nghiệp sang CTCP
Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ 1 và đăng ký doanh nghiệp.
Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc, doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước (nếu có) tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ 1 để thông qua Điều lệ tổ chức, hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh của công ty, bầu cử Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, bộ máy điều hành cho công ty cổ phần.
Dựa vào kết quả của Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản trị của công ty thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Tổ chức thực hiện quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần.
Trong quá trình chuyển doanh nghiệp sang công ty cổ phần, cơ quan quyết định cổ phần hóa, Ban Chỉ đạo, doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều bước cùng lúc để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp.
Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Hiện nay, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn đang trong tình trạng nghẽn, ì ạch dù hệ thống chính sách về việc cổ phần hóa được ban hành đầy đủ, sửa đổi bổ sung kịp thời.
Điểm cản lớn nhất là đất đai và định giá doanh nghiệp. Điều này khiến cho quá trình triển khai cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đoạn 2016 – 2021 bị chậm trễ. Hệ thống chính sách về việc cổ phần hóa được ban hành đầy đủ, sửa đổi bổ sung kịp thời.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước hiện nay là 4 triệu tỷ đồng. Bình quân mỗi doanh nghiệp có quy mô tài sản cao gấp 10 lần so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy mô tài sản đạt khoảng 4.100 tỷ đồng gấp 109 lần so với doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Thực tế có nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không mấy hiệu quả. Điều này đã gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn và tài sản mà các doanh nghiệp này đã được giao quản lý, gồm cả nguồn lực đất đai. Trong khi đó, cũng có nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả sau khi cổ phần hóa. Điều này tăng thêm mạnh sức cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay hệ thống về chính sách về cổ phần hóa đã được bổ sung kịp thời làm cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Các quy định đã bãi bỏ về xác định giá trị thương hiệu dựa trên yếu tố lịch sử/truyền thống vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Đồng thời các quy định về kiểm kê tài sản chuyên ngành, xử lý đối chiếu các khoản nợ với tổ chức tín dụng và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực viễn thông đã được bổ sung. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện cổ phần hóa vẫn còn chậm, không đạt yêu cầu do các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, việc lên phương án sử dụng đất doanh nghiệp được giao sau cổ phần hóa bắt buộc tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Do đó đã không ít trường hợp những diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích đã bị thu hồi. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước sợ việc cổ phần hóa. Điều này khiến việc cổ phần hoá chưa đạt được như kỳ vọng đặt ra ban đầu.
Trên đây là thông tin về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã phần nào biết được cổ phần phần hóa doanh nghiệp là gì và các quy định về việc cổ phần hoá, từ đó nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu