Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Định giá doanh nghiệp là gì? Những thông tin cơ bản nhà đầu tư cần biết

Gần đây định giá doanh nghiệp đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ sự nóng lên của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mục đích hay quy trình xác định giá trị của một doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Finhay sẽ giới thiệu các thông tin cơ bản.

Tổng quan về định giá doanh nghiệp

Thông thường các nhà đầu tư hay bị nhầm lẫn hoạt động định giá với thẩm định giá. Dưới đây là định nghĩa phân biệt về hai khái niệm này cũng như các thông tin liên quan đến mục đích và vai trò của định giá doanh nghiệp. 

Định giá doanh nghiệp là gì? Thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Định giá doanh nghiệp là quy trình nhằm xác định giá trị kinh tế của một công ty hoặc một đơn vị kinh doanh. Thẩm định giá doanh nghiệp là việc các cơ quan chức năng xác định giá trị bằng tiền của các tài sản phù hợp với giá của thị trường tại một thời điểm, địa điểm và phục vụ cho một mục đích nhất định của các bên có liên quan.

Mục đích của định giá doanh nghiệp

  • Xác định giá trị để làm căn cứ xây dựng các chiến lược kinh doanh: Thông thường hàng năm các doanh nghiệp đều phải tiến hành xây dựng chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Một trong những yếu tố quan trọng để đưa ra hướng đi đúng đắn đó là “biết mình, biết ta”. Những người đứng đầu cần biết được giá trị và vị thế của công ty, từ đó đưa ra những chiến lược tận dụng tối đa vị thế để tiếp tục phát triển và cạnh tranh. Đây chính là mục đích hàng đầu của việc định giá doanh nghiệp.

muc-dich-vai-tro-của-dinh-gia-doanh-nghiep

  • Xác định giá trị để thực hiện mua hoặc bán doanh nghiệp: Các thỏa thuận mua bán doanh nghiệp là quyết định mang tính dài hạn và quan trọng. Để có thể tiến tới “thuận mua vừa bán”, việc tính toán được giá trị hợp lý của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Từ việc xác định được giá, người bán sẽ đề xuất một con số đủ hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng, nhưng không quá bất lợi cho mình. Trong khi đó, người mua cũng sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng về giá trị nội tại và tiềm năng của công ty để đưa ra quyết định mua.
  • Xác định giá trị để vay vốn hoặc kêu gọi đầu tư: Để có thể phát triển nhanh trong trường hợp vốn chủ sở hữu không có sẵn quá nhiều, các công ty thường sử dụng đến công cụ nợ hoặc kêu gọi đầu tư để làm “đòn bẩy tài chính”. Tuy nhiên, để có thể kêu gọi đầu tư hoặc vay nợ (đặc biệt là các kênh chính thức như ngân hàng) thì việc chứng minh được khả năng trả nợ là yếu tố tiên quyết. Các đối tác cho vay và nhà đầu tư sẽ cần xem xét kỹ về giá trị thực và tiềm năng tăng trưởng để từ đó quyết định có cho vay hay đầu tư vào công ty không.
  • Xác định giá trị để định giá cổ phần doanh nghiệp: Trong trường hợp chủ doanh nghiệp muốn thu hút thêm cổ đông, đặc biệt là phát hành cổ phiếu ra công chúng thì việc định giá doanh nghiệp là rất quan trọng. Thông qua định giá, chủ doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư có thể xác định giá trị cổ phần doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến mua bán cổ phần.

dinh-gia-co-phan

  • Xác định giá trị để xây dựng chiến lược rút lui (Exit strategy): Thông thường các nhà đầu tư khi rót tiền vào doanh nghiệp sẽ cần xác định chiến lược rút lui, hoặc là trong dài hạn các chủ doanh nghiệp lập kế hoạch sẽ bán lại công ty. Trong trường hợp này, định giá doanh nghiệp giúp nắm được vị thế hiện tại cũng như tiềm năng trong tương lai. Qua đó nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển để nhanh chóng tăng lợi nhuận, tăng giá trị công ty nhằm thuận lợi cho kế hoạch rút lui.
  • Xác định giá trị để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý: Các sự kiện pháp lý như tranh chấp, ly hôn, thừa kế,… có liên quan đến việc xử lý, chia tách hoặc phân quyền công ty sẽ cần đến định giá doanh nghiệp. Đối với những sự kiện này, luật sư và các bên có thẩm quyền liên quan sẽ tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý theo quy định của pháp luật.

Vai trò của việc định giá doanh nghiệp

  • Đối với các cơ quan quản lý có thẩm quyền: Định giá các doanh nghiệp giúp nắm được tổng quan tình hình hoạt động của thị trường, từ đó có những chính sách phù hợp để quản lý, hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái.
  • Đối với doanh nghiệp: Việc xác định được giá trị giúp cho những người điều hành có cơ sở cân nhắc và đưa ra những quyết định chiến lược, nhằm phát triển doanh nghiệp theo hướng mong muốn. 
  • Đối với các đối tác có liên quan đến doanh nghiệp: Định giá doanh nghiệp giúp các đối tác như nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư, … có cơ sở để đưa ra những thỏa thuận về kinh doanh, đầu tư hiệu quả. 

Các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp

Thông thường có rất nhiều yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả của một công ty. Do đó, để xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp, cần phải xác định các yếu tố có thể tác động tới hiệu quả hoạt động của công ty đó, bao gồm yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài như sau:

Các yếu tố thuộc giá trị nội tại của doanh nghiệp

  • Tình hình tài sản của doanh nghiệp: Tài sản là yếu tố vật chất có sẵn để hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh và quyết định đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, tài sản cũng là nguồn lực mà doanh nghiệp có thể bán được để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Do đó, hiện trạng tài sản là yếu tố quan trọng, thể hiện được quy mô và tiềm lực của doanh nghiệp.
  • Vị trí của doanh nghiệp: Thông thường vị trí bao gồm địa điểm, diện tích, địa hình của doanh của nghiệp. Những yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hút khách hàng và vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, vị trí cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh sẽ có những loại vị trí tối ưu nhất. Vì vậy, việc xác định vị trí cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến xác định giá trị doanh nghiệp.

vi-tri-của-doanh-nhgiep

  • Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín hay thương hiệu là yếu tố vô hình nhưng có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt khách hàng và đối tác sẽ giúp tạo nguồn doanh thu tiềm năng rất lớn, nhờ việc tạo ra được nhóm khách hàng trung thành. Ngày nay, thương hiệu là yếu tố có thể được mua bán với giá trị rất lớn. Do vậy, quá trình định giá doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến yếu tố này.
  • Năng lực về kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp: Đây là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là với các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ đòi hòi hàm lượng công nghệ cao. Năng lực này được thể hiện qua các yếu tố như trình độ kỹ thuật của người lao động, trang thiết bị máy móc hiện đại, các quyền sở hữu trí tuệ,… Với thị trường cạnh tranh và biến đổi nhanh chóng như hiện nay, việc có năng lực kỹ thuật công nghệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi và cạnh tranh hiệu quả. Đây là giá trị nội tại và tiềm năng quan trọng của doanh nghiệp.
  • Năng lực về con người của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp ổn định và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, đặc biệt là nhóm quản lý điều hành công ty. Năng lực về con người tốt giúp tăng giá trị tiềm năng của doanh nghiệp.

Các yếu tố bên ngoài tác động tới giá trị doanh nghiệp

  • Môi trường kinh doanh vĩ mô: Các yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi hoặc làm cản trở quá trình hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, sự biến động của các yếu tố vĩ mô này có thể gián tiếp khiến doanh nghiệp dẫn đến phá sản. Do đó, quy trình định giá doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến yếu tố này.
  • Môi trường kinh doanh đặc thù: Môi trường đặc thù đề cập đến các yếu tố ngành, có tác động trực tiếp và doanh nghiệp có thể một phần nào đó kiểm soát. Các yếu tố đặc thù có thể bao gồm quan hệ với khách hàng, quan hệ với nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan chính quyền,…

Cách định giá doanh nghiệp 

Hoạt động định giá thường được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia và có quy trình rõ ràng. Sau đây là các bước cơ bản của quy trình định giá doanh nghiệp: 

Bước 1: Lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết

Định giá doanh nghiệp càng chính xác các quyết định sau đó sẽ càng hiệu quả và ngược lại. Do đó, các bên có liên quan cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chi tiết cho hoạt động định giá. Thông thường để lập kế hoạch hiệu quả cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Lý do/ mục đích của việc định giá là gì?
  • Các tiêu chí cần đạt được khi tiến hành định giá?
  • Các thông tin cần thiết cho việc định giá và nguồn thu thập thông tin?  

Bước 2: Thu thập và tổng hợp thông tin về các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp sẽ bao gồm hai phần chính là giá trị hiện tại và tiềm năng tương lai của doanh nghiệp. Để xác định các yếu tố này, các dữ liệu kinh doanh trong quá khứ là nguồn thông tin hết sức giá trị. 

Thông thường, các nhà định giá sẽ cần đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ít nhất 5 năm gần nhất để đưa ra những phân tích cũng như dự đoán.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các hoạt động điều chỉnh báo cáo trong quá khứ (ví dụ như các điều chỉnh về chi phí doanh thu nhằm tránh thuế/ hoạch định thuế). Những điều chỉnh trên có thể giúp doanh nghiệp giảm thuế trong quá khứ nhưng lại không phản ánh đầy đủ được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vì thế sẽ gây bất lợi cho việc định giá.

tong-hop-thong-tin-ve-bao-cao-tai-chinh

Bước 3: Lựa chọn phương pháp định giá doanh nghiệp phù hợp

Có nhiều cách khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp, việc lựa chọn phương pháp sẽ phụ thuộc vào tiêu chí định giá và khả năng của từng công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn lực cho phép thì nên dùng nhiều phương pháp khác nhau để có thể so sánh giá và từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Một số phương pháp định giá doanh nghiệp phổ biến như:

  • Định giá dựa trên tài sản.
  • Định giá dựa trên chiết khấu dòng tiền.
  • Định giá dựa trên tỷ số P/E.

Xem chi tiết các phương pháp định giá doanh nghiệp tại bài viết:

Tổng quan về các phương pháp định giá doanh nghiệp

Bước 4: Đưa ra những kết luận, đánh giá về giá trị doanh nghiệp

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Sau khi đã tính toán giá trị theo từng phương pháp, chúng ta sẽ tổng hợp các kết quả thành bảng dữ liệu để tiến hành so sánh. Việc có sự chênh lệch về giá trị giữa các phương pháp là điều chắc chắn sẽ xảy ra, tuy nhiên nghệ thuật của việc định giá là hiểu được tiêu chí và sắp xếp thứ tự ưu tiên để đưa ra được giá trị cuối cùng.

ket-luan-ve-gia-tri-doanh-nghiep

Định giá doanh nghiệp là hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm cũng như tư duy về kinh doanh. Finhay mong rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích, cũng như hiểu được cách để xác định giá trị doanh nghiệp.

Banner SP chứng khoán Finhay

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
VNSC by Finhay

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay