[F0 CK] Cổ phiếu chờ về là gì? Cổ phiếu chờ về có thể bán được không?
“Cổ phiếu chờ về” là khái niệm phổ biến trong hoạt động đầu tư chứng khoán mà bất kỳ nhà đầu tư đều cần biết. Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến giao dịch trong thời gian “chờ cổ phiếu về” ở thị trường Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề. Bài viết dưới đây của cung cấp cho bạn đọc góc nhìn tổng thể liên quan đến cổ phiếu chờ về.
Tổng quan về cổ phiếu chờ về trong chứng khoán
Thông thường khi mua cổ phiếu nhà đầu tư cần đợi hai ngày để có thể tiếp tục giao dịch. Đây chính là quy định liên quan đến cổ phiếu chờ về. Thông tin cụ thể về cổ phiếu chờ về và thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản như sau:
Cổ phiếu chờ về là gì?
Cổ phiếu chờ về là cổ phiếu đã được nhà đầu tư thực hiện lệnh mua thành công với giao dịch được khớp nhưng chưa chuyển về tài khoản, do quy định về thời gian và các thủ tục xử lý khi mua cổ phiếu.
Như vậy, cổ phiếu chờ về đã thuộc quyền sở hữu của người mua với mức giá xác định và nhà đầu tư phải thực hiện các trách nhiệm về chi trả chi phí mua cổ phiếu theo giá tại thời điểm mua. Nói cách khác, nhà đầu tư có quyền chờ về cổ phiếu cũng như có trách nhiệm đối với cổ phiếu đã mua.
Cần chờ bao lâu để cổ phiếu về tài khoản?
Để hiểu rõ hơn về các mốc thời gian, nhà đầu tư có thể tìm hiểu về khái niệm T0, T1, T2, T3 trong đầu tư chứng khoán. Về cơ bản, ngày nhà đầu tư thực hiện thành công lệnh mua bán cổ phiếu sẽ là ngày T0. Sau đó đến cuối ngày T+2 (sau 2 ngày), nhà đầu tư mới thực sự nhận được cổ phiếu và đến ngày T+3 mới có thể tiếp tục tiến hành các giao dịch với cổ phiếu đó (bán cổ phiếu).
Như vậy, khoảng thời gian từ T0 (sau khi hoàn tất giao dịch mua) đến T2 (trước khi cổ phiếu về tài khoản) chính là thời gian chờ cổ phiếu về. Trong khoảng thời gian này nhà đầu tư không thể thực hiện bất cứ giao dịch nào đối với cổ phiếu chờ về, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư không thể bán được cổ phiếu đang chờ về.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lưu ý về các ngày thị trường chứng khoán không giao dịch như ngày lễ, tết và các ngày nghỉ khác của sàn chứng khoán (nếu có). Những ngày này sẽ không được tính vào ngày chờ về.
Ví dụ: Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ngày thứ 2, chiều ngày thứ 4 cổ phiếu mới về tài khoản. Khoảng thời gian từ thứ 2 đến thứ 4 gọi là thời gian chờ cổ phiếu về. Nhưng trong trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu vào thứ 6 thì đến chiều thứ 3 cổ phiếu mới về tài khoản. Khoảng thời gian từ thứ 6 đến thứ 3 là thời gian chờ về.
Xem thêm:
Cổ phiếu chờ về có thể bán được không?
Như đã trình bày ở trên, trong thời gian chờ về nhà đầu tư chưa thực sự sở hữu cổ phiếu trong tay. Do đó, sẽ không thể tiến hành bán hay giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay với sự đa dạng hình thức đầu tư, các cổ phiếu chờ về vẫn có thể bán được bằng hình thức bán khống hoặc tiến hành các giao dịch trong ngày.
Đối với giao dịch trong ngày, đây là hình thức đầu tư được cấp phép kể từ năm 2020, cho phép việc bán cổ phiếu ngay trong ngày T0. Bản chất của hình thức này là nhà đầu tư sẽ vay cổ phiếu để giao dịch, vì vậy tồn tại khá nhiều rủi ro. Đặc biệt nếu bán cổ phiếu trong ngày T0 với giá thấp nhưng đến ngày nhận cổ phiếu thực giá lại lên cao, nhà đầu tư sẽ mất cơ hội vì phải trả các cổ phiếu đó cho công ty chứng khoán.
Do tồn tại nhiều vấn đề nên để thực hiện được việc bán cổ phiếu chờ về trong ngày T0, nhà đầu tư cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
- Có ký kết hợp đồng cho phép giao dịch chứng khoán T0 với công ty cung cấp các dịch vụ liên quan đến cho vay chứng khoán
- Liên quan đến hợp đồng để giao dịch chứng khoán trong ngày, cần phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán tiến hành các giao dịch liên quan đến cổ phiếu. Bao gồm vay cổ phiếu, giao dịch mua cổ phiếu bắt buộc nhằm hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh các thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao. Quy định này được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ và các nguyên tắc về thanh toán trong giao dịch cổ phiếu.
- Các bên phải thống nhất rõ điều khoản hợp đồng nêu rõ những rủi ro phát sinh, chi phí cũng như thiệt hại liên quan mà nhà đầu tư cần thanh toán trong trường hợp xảy ra các sự cố.
Chứng khoán chờ về có thể bao gồm cả cổ phiếu từ cổ tức không?
Thông thường cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ có thể là một trong 2 loại là Cổ phiếu mua từ thị trường chứng khoán cơ sở hoặc cổ phiếu nhận được từ hình thức phân phối cổ tức.
Cổ phiếu từ cổ tức là phần tăng thêm mà nhà đầu tư nhận được nhờ việc là cổ đông. Do đó, vẫn cần thời gian chờ từ khi công ty tiến hành phân phối tới khi cổ tức về tài khoản nhà đầu tư. Hoạt động này mất thời gian khá dài vì các thủ tục xử lý phức tạp.
Thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản thường là giai đoạn tạo cho nhà đầu tư nhiều lo lắng bởi sự biến động liên tục của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các hoạt động giao dịch cổ phiếu chờ về thường sẽ tồn tại nhiều rủi ro và cần nhà đầu tư có sự tính toán kỹ càng.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu