Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm, thủ tục và hồ sơ thành lập CTCP

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay và nhận được nhiều người lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp mới. Hãy cùng Finhay tìm hiểu về khái niệm công ty cổ phần là gì, đặc điểm, thủ tục và hồ sơ thành lập của loại hình công ty này qua bài viết dưới đây nhé!

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần (CTCP) được định nghĩa tại Điều 111, Luật Doanh nghiệp 2020 là một doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hay gọi là cổ phần.
  • Cổ đông là công ty hoặc cá nhân; Tối thiểu cần phải có 03 cổ đông và số lượng tối đa không hạn chế.
  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp và các tài sản khác trong phạm vi vốn đã góp.
  • Trừ trường hợp quy định của Luật doanh nghiệp 2020 tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127, cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
  • Công ty cổ phần được công nhận hợp pháp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Để huy động vốn, công ty cổ phần có thể thực hiện phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.

cong-ty-co-phan-la-gi

Đặc điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có những đặc điểm riêng để phân biệt với Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Các đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần gồm:

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau, được gọi là cổ phần. Việc mua cổ phần là cách để góp vốn cho công ty cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sẽ đầu tư vào công ty qua việc mua cổ phiếu để đầu tư.

Công ty cổ phần có thể huy động vốn như các loại hình công ty khác. Nguồn vốn có thể đến từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước. Ngoài ra, CTCP cũng có thể huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Cổ đông

Để hiểu hơn về đặc điểm này, chúng ta cần hiểu rõ cổ đông là gì? Theo định nghĩa tại Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020, cổ đông là tổ chức, cá nhân sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. 

Nói một cách dễ hiểu, cổ đông là những người đóng góp vốn vào cho công ty cổ phần. Họ chính là người sở hữu phần vốn đóng góp tương ứng với số lượng cổ phần mình mua trong công ty.

Trong CTCP, cổ đông chính là người sở hữu ít nhất một cổ phần, chịu trách nhiệm cho các khoản nợ và có nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi vốn đã đóng góp.

dac-diem-cua-cong-ty-co-phan

Công ty cổ phần cũng có thể có 3 loại hình cổ đông, đó là: 

Cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập là gì? Đây chính là loại cổ đông sở hữu ít một cổ phần phổ thông, nằm trong danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập được hiểu là những người đầu tiên đứng ra góp vốn để thành lập công ty cổ phần, sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần.

CTCP mới thành lập cần phải có ít nhất là 03 cổ đông sáng lập. Các cổ đông này phải cùng nhau mua ít nhất 20% tổng cổ phần phổ thông và được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Cổ đông phổ thông

Vốn của công ty cổ phần sẽ được chia làm nhiều phần bằng nhau, còn gọi là cổ phần. Những người sở hữu cổ phần phổ thông được hiểu đơn giản là cổ đông phổ thông. 

Cổ đông ưu đãi

Các loại cổ đông ưu đãi gồm có:

  • Cổ đông ưu đãi biểu quyết: Sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết với số phiếu biểu quyết nhiều hơn cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết sẽ do Điều lệ công ty quyết định.
  • Cổ đông ưu đãi cổ tức: Là các cổ đông sở hữu cổ phần và được trả cổ tức cao hơn so mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc là mức ổn định hằng năm. 
  • Cổ đông ưu đãi hoàn lại: Đây là những cổ đông sở hữu cổ phần mà công ty hoàn lại vốn đóng góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo điều kiện của cổ phần ưu đãi hoàn lại được ghi tại cổ phiếu.
  • Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác: được Điều lệ của công ty quy định.

Ngoài ra còn có cổ đông hiện hữu. Luật doanh nghiệp hiện nay chưa có giải thích khái niệm cổ đông hiện hữu là gì mà chỉ có quy định về việc chào bán cổ phần trong doanh nghiệp.

co-dong

Cổ phần

Phần vốn đóng góp của cổ đông được thể hiện qua cổ phiếu. Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phiếu của mình khi được pháp luật cho phép.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý đặc trưng và bắt buộc cần phải có trong công ty cổ phần. Hội đồng quản trị có toàn quyền xác định và thực hiện các quyền cũng như nhiệm vụ của công ty, ngoại trừ các quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị  gồm có 03 đến 11 thành viên, do Điều lệ của công ty quy định.

Thành viên Hội đồng quản trị có thời hạn tối đa là 05 năm, có thể được bầu lại không hạn chế nhiệm kỳ. Một cá nhân sẽ được bầu làm thành viên độc lập của Hội đồng quản trị không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.

Hội đồng cổ đông

Hội đồng cổ đông là các cổ đông có quyền biểu quyết. Đây cũng là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hàng năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên thì Đại hội đồng cũng có thể sẽ họp bất thường.

ưu-diem-va-han-che

Về chuyển nhượng cổ phần 

Các cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình ngoại trừ trường hợp:

  • Bị hạn chế quyền chuyển nhượng được quy định theo Điều lệ của công ty, cần ghi rõ việc hạn chế này tương ứng trên cổ phiếu
  • Cổ phần của cổ đông sáng lập chỉ có quyền chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập khác trong vòng 03 năm đầu sau khi thành lập. Nếu chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập thì cần phải được sự đồng thuận của Đại hội đồng cổ đông.
  • Loại cổ phần ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng.
  • Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện linh hoạt, có thể thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Ưu điểm và hạn chế của công ty cổ phần 

Dựa vào các đặc điểm của công ty cổ phần, chúng ta nhận thấy được những ưu và hạn chế của loại hình doanh nghiệp này:

Lợi ích của công ty cổ phần

  • Mức độ rủi ro của các cổ đông rất thấp.
  • Khả năng huy động vốn cao và linh hoạt qua việc chào bán cổ phần, hoặc phát hành cổ phiếu. 
  • Khả năng hoạt động của công ty rất rộng, hầu hết ở tất cả lĩnh vực, ngành nghề.
  • Thủ tục chuyển nhượng cổ phần cũng cực kỳ đơn giản, không giới hạn số lượng cổ đông. Đây là yếu tố thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn vào công ty cổ phần rất dễ dàng.
  • Được niêm yết và giao dịch cổ phần tại sàn giao dịch chứng khoán.

Hạn chế của công ty cổ phần

  • Việc điều hành và quản lý Công ty cổ phần tương đối phức tạp do số lượng các cổ đông rất lớn. Có rất nhiều người không quen biết nhau, thậm chí có thể phân hóa thành các nhóm cổ đông để đối kháng nhau về lợi ích.
  • Khả năng bảo mật tài chính kinh doanh hạn chế vì công ty phải báo cáo công khai với cổ đông.
  • Việc khống chế những người vào công ty, mua cổ phần sẽ khó khăn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Công ty cổ phần phát hành loại chứng khoán nào?

Phát hành chứng khoán là việc thực hiện huy động vốn hữu hiệu của doanh nghiệp. Vậy loại chứng khoán nào công ty cổ phần phát hành? 

Theo khoản 3 Điều 111 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, đối với loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần thì được phát hành cổ phần, trái phiếu, chứng khoán khác của công ty.

Thủ tục và hồ sơ thành lập công ty cổ phần cần những gì?

ho-so-thanh-lap-cong-ty-co-phan

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm có:

  • Mẫu đề nghị đăng ký công ty cổ phần.
  • Dự thảo điều lệ công ty (có họ và tên, chữ ký của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện ủy quyền cổ đông sáng lập là tổ chức).

Danh sách các cổ đông sáng lập:

  • Danh sách các cổ đông sáng lập lập công ty theo mẫu.
  • Danh sách các cổ đông là những nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu.
  • Danh sách những người đại diện theo ủy quyền cổ đông là tổ chức nước ngoài theo mẫu.

– Bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường với trường hợp là doanh nghiệp xã hội.

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội, quỹ xã hội (áp dụng với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội, quỹ xã hội).

– Bản sao các giấy tờ:

  • CMND/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của các cổ đông.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp đối với tổ chức là cơ quan nhà nước) và văn bản uỷ quyền có chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.

– Trường hợp nếu không phải chủ sở hữu doanh nghiệp nộp hồ sơ thì người được ủy quyền cần nộp bản sao hợp lệ. Một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân gồm có:

  • Công dân Việt Nam: CMND/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn hiệu lực.
  • Người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế nước ngoài còn hiệu lực.

Kèm theo văn bản ủy quyền cho mỗi cá nhân làm thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp (không bắt buộc công chứng, chứng thực).

Thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-co-phan

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Căn cứ vào Quyết định số 855/QĐ-BKHĐT, thủ tục thành lập công ty cổ phần được thực hiện qua 03 bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 02 cách:

  • Cách 1: Trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. 
  • Cách 2: Đăng ký trên mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số hoặc có thể sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

(Riêng với Hà Nội và Hồ Chí Minh, hồ sơ buộc phải nộp qua mạng)

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Trường hợp 1: Đăng ký qua nộp hồ sơ trực tiếp

  • Người đại diện hoặc người được ủy quyền theo pháp luật thực hiện thủ tục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
  • Nếu bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người đại diện/người được ủy quyền bằng văn bản.

Trường hợp 2: Nộp hồ sơ qua mạng 

  • Người đại diện/người được ủy quyền theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử về máy và ký số vào hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin quốc gia đúng theo quy trình về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn tất gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người đại diện sẽ nhận Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký qua mạng.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin đến cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Sau khi nhận mã số doanh nghiệp của cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký và thông báo cho doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo đến doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ.

Cong-thong-tin-Quoc-gia-ve-viec-dang-ky-doanh-nghiep

Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký điện tử bằng tài khoản đăng ký kinh doanh thì thực hiện theo các bước sau:

  • Người đại diện/người được ủy quyền cần kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của tất cả các giấy tờ chứng thực cá nhân trên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp để nhận Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Người đại diện/người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp được yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin cho cơ quan thuế để tạo tự động mã số và thông báo cho doanh nghiệp sau khi đã nhận mã số từ cơ quan thuế.
  • Sau khi nhận thông báo, người đại diện tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản kèm Giấy biên nhận hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh, có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký công ty cổ phần

  • Thời hạn để giải quyết hồ sơ là 03 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Lệ phí giải quyết:
    • Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC lệ phí này là 50.000 đồng/lần đối với trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư.
    • Hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử sẽ không mất phí. 

Trên đây là tất cả các thông tin tổng hợp về những điều cần biết về công ty cổ phần. Hy vọng với những kiến thức trên bạn đọc đã hiểu công ty CP là gì cũng như biết được các ưu điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp này. Từ đó có được lựa chọn phù hợp nhất khi quyết định thành lập doanh nghiệp.

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
Smart Investment Platform 

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay