TRC20 là gì? Những thông tin quan trọng và tiêu chuẩn TRC20
TRC20 là một mã tiêu chuẩn tương tự ERC20 nhưng được thiết lập trên nền tảng của mạng TRON. Cũng như các tiêu chuẩn mã khác, TRC20 có những quy tắc vận hành và đặc điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết TRC20 là gì và cách sử dụng token này qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về TRC20
TRC20 hoạt động trên mạng Tron. Vì thế, để hiểu rõ về mã token này, chúng ta cần hiểu mạng Tron là gì?
Mạng Tron là gì?
TRON là một blockchain công khai, cho phép bất kỳ ai tạo và phát hành mã thông báo của họ theo các quy tắc được chỉ định trong tiêu chuẩn hợp đồng thông minh.
Mạng TRON sử dụng cùng một ngôn ngữ Solidity để lập trình hợp đồng như Ethereum. Vì thế, tất cả các mã thông báo TRON và hợp đồng thông minh đều tương thích hoàn toàn với mạng Ethereum. Điều đó có nghĩa là mã thông báo TRON có thể được sử dụng trên mạng Ethereum và ngược lại.
Tuy nhiên, không giống như ETH, sử dụng cơ chế đồng thuận Bằng chứng công việc (PoW), mạng TRON sử dụng phương pháp đồng thuận Bằng chứng ủy quyền (DPoS). Điều này giúp tốc độ giao dịch nhanh hơn và chi phí giao dịch thấp hơn. Trung bình, thời gian giao dịch mỗi khối trên mạng Tron chỉ mất 3s, trong khi Ethereum có thể mất 15s.
TRC20 là gì?
TRC20 là tiêu chuẩn được sử dụng để phát hành mã thông báo mới trên chuỗi khối TRON, được tạo ra dựa trên nền tảng Smart Contract của mạng TRON blockchain.
TRC20 có cấu trúc tương tự mã ERC20 trên Ethereum và có tiêu chuẩn hoàn toàn tương thích với tiêu chuẩn của mã này. Vì lý do đó mà các mã token đã phát hành dựa trên ERC20 có thể chuyển Smart Contract sang sử dụng TRC20.
Tất cả các TRC20 có thể tương tác liền mạch với tất cả các token và ứng dụng khác được tạo trên mạng TRON. Người dùng có thể sử dụng tiêu chuẩn này để tạo và phát hành token của riêng họ.
TRC20 có những quy tắc gì?
Giống như các Token khác, TRC20 cũng có những quy tắc riêng để đảm bảo an toàn và bảo mật. Các quy tắc của TRC20 bao gồm:
Quy tắc tùy chọn
- Cách viết đúng mã thông báo là viết theo tên gọi quy định.
- Khi viết mã thông báo không được có sai lệch so với ticker.
- Cần xác định đơn vị tối thiểu của mã thông báo một cách chuẩn xác.
Quy tắc bắt buộc
- Số lượng mã thông báo tối đa được gọi là nguồn cung và do mạng TRON xây dựng.
- Số dư trên TRON sẽ được hiển thị tại Balance Of.
- TRC20 cho phép sự hỗ trợ từ bên thứ ba.
- Mã thông báo có thể lấy từ tài khoản của người dùng để chuyển nó đi nơi khác.
- Số lượng mã thông báo còn lại sẽ được thông báo cho người dùng.
Phân biệt TRC10 và TRC20
Tương tự như Ethereum có nhiều tiêu chuẩn ERC khác nhau như ERC721, ERC20, ERC1155 hay ERC1190, mạng TRON sau quá trình thực hiện MainNet cũng có hai tiêu chuẩn để phát hành Token là TRC10 và TRC20.
Tiêu chuẩn TRC10 dễ sử dụng hơn nên tương đối phổ biến, thậm chí không quá khi nói rằng bạn hoàn toàn có thể tự phát hành một mã token trên nền tảng của TRC10 mà không cần có hiểu biết về code. Tuy nhiên, nhược điểm của mã chuẩn này là bạn không có cách nào để tăng nguồn cung mà chỉ có thể đốt bớt Token, bên cạnh đó giao dịch TRC10 chỉ tiêu thụ Bandwidth Point trên mạng TRON.
Dù không thân thiện với người dùng bằng TRC10 nhưng TRC20 cũng đang dần phát triển mạnh mẽ hơn nhờ sự xuất hiện của USDT Tether giao thức TRC20. Điều này khiến TRC20 có khả năng tùy biến mạnh mẽ hơn so với TRC10 cũ nhưng cũng khó thiết lập hơn. Một điểm cộng nữa của TRC20 đó là giao dịch của nó tiêu thụ cả Bandwidth Point và Energy.
Ngoài những yếu tố đã được đề cập ở trên, bạn có thể tham khảo thêm những điểm khác nhau giữa TRC10 và TRC20 theo bảng dưới đây:
Đặc điểm | TRC10 | TRC20 |
Tính đơn giản | Dễ | Trung bình |
Giao diện tùy biến | Không | Có |
Truy cập bằng hợp đồng thông minh | Có | Có |
Truy cập bằng API | Có | Không |
Bảo vệ mã thông báo khi bị mất | Không | Không |
Hỗ trợ giao diện người dùng cho ICO | Có | Không |
Có thể dùng địa chỉ hợp đồng để gửi tiền | Không | Không |
Cấu trúc mã thông báo giúp nhà đầu tư | Dễ | Hơi phức tạp |
Khả năng theo dõi | Dễ dàng | Cần nền tảng thứ ba để theo dõi |
Hỗ trợ số thập phân | Không | Hỗ trợ 18 số |
Giai đoạn phát triển | Hỗ trợ TVM cho nhà phát triển | Tương thích với ERC20 |
Phí giao dịch | Thấp hơn | Cao hơn |
Cách nhận diện chuẩn TRC20
TRC20 nói riêng và mạng TRON nói chung được tạo ra như một bản sao hiệu quả hơn của Ethereum, với chi phí thấp hơn và tốc độ giao dịch nhanh hơn.
Tất cả các token trên mạng TRC20 sẽ được hỗ trợ bởi các ví ảo cụ thể và có thể được hoán đổi, chuyển nhượng và chia sẻ, miễn là chúng tuân theo các quy tắc được chỉ định trong hợp đồng thông minh.
Để nhận diện chuẩn mã token TRC20, bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau đây:
- Địa chỉ ví của TRC20 thường bắt đầu bằng chữ “T” in hoa. Ví dụ như TR7NHqjeKQxGTCi8q8ZY4pL8otSzgjLj6t.
- TRC20 có tốc độ giao dịch gần như tức thì, được đánh giá là chuẩn token có tốc độ giao dịch nhanh vượt trội so với các chuẩn khác hiện nay.
- Bên cạnh tốc độ giao dịch vượt trội thì phí giao dịch bằng 0 cũng là một điểm cộng nữa cho TRC20, nhờ vậy mà nó thường được lựa chọn để thay thế khi chuyển và gửi USDT.
Dự án sử dụng TRC20
Với ưu điểm và hiệu quả hơn về phí gas thấp, tốc độ và quá trình xử lý giao dịch nhanh, TRC20 đang được nhiều dự án lựa chọn và sử dụng.
Cho đến thời điểm hiện tại thì dự án đồng tiền ảo lớn thứ ba thế giới Tether được đánh giá là dự án sử dụng tiêu chuẩn mã thông báo TRC20 lớn và nổi tiếng nhất. Tether không thu phí giao dịch trong khi Ethereum lại có phí giao dịch tương đối cao, điều này chính là lợi thế rất lớn của Tenther.
Sau Tether thì Revain cũng là một dự án khác sử dụng mã thông báo TRC20, nó được xây dựng trên nền tảng blockchain của Trustpilot.
Just là một biến thể của đồng Maker DAI dựa trên mạng TRON. Với Just, người dùng có thể đặt mã thông báo TRX thế vào các vị trí nợ có thế chấp, từ đó tạo ra đồng ổn định hơn là USDJ và được gắn với giá trị của đồng đô la Mỹ.
Cách tạo ví lưu trữ USDT TRC20
Để lưu trữ USDT, trước hết bạn cần tạo ví trong TRC20 và thêm USDT vào ví. Quá trình này sẽ được thực hiện như sau:
Tạo tài khoản
Bước 1: Để bắt đầu, bạn cần thêm mạng Tron vào Metamask, sau đó tải ứng dụng TronLink từ App Store hoặc CH Play về thiết bị.
Bước 2: Sau khi đã có ứng dụng, bạn mở Tronlink và chọn Create Account để tạo tài khoản mới.
Bước 3: Thông báo giới thiệu sẽ hiện lên và bạn kéo xuống dưới để chọn Accept.
Bước 4: Bạn tiến hành nhập các thông tin đăng ký theo thứ tự hiển thị bao gồm:
– Set Name: Đặt tên tài khoản và chọn Next Step.
Set Password: Thiết lập mật khẩu cho tài khoản và chọn Next Step.
Lưu ý: Mật khẩu yêu cầu có có ít nhất tám ký tự, trong đó có ít nhất một chữ viết hoa, một chữ viết thường và một chữ số.
Enter Password Again: Nhập lại mật khẩu vừa tạo để đảm bảo chính xác và nhấn Confirm để xác nhận.
Backup Mnemonic: Nhấn vào Back up now, sau đó nhấn Got it để nhận được 12 từ khôi phục.
Lưu ý: 12 từ này bạn buộc phải ghi nhớ bằng bất cứ cách nào theo đúng thứ tự đã được đánh số, nó được sử dụng trong trường hợp tài khoản Tronlink của bạn được đăng nhập trên thiết bị mới hoặc cần khôi phục tài khoản khi quên mật khẩu.
Sau khi nhận được 12 từ, bạn nhấn vào mục I have saved it securely để được chuyển sang bước tiếp theo.
Tại giao diện mới, bạn sẽ phải chọn từ thứ nhất (từ 1 – 6) theo đúng thứ tự mà hệ thống đã cung cấp cho bạn. Sau khi chọn xong, bạn nhấn Next Step để sang bước kế tiếp. Bạn lại tiếp tục chọn từ thứ 2 (từ 7 – 12) để xác minh như trên. Sau khi chọn xong, bạn nhấp chọn Carry out là hoàn tất quá trình tạo tài khoản.
Cách thêm USDT vào ví TronLink
Bạn tìm và nhấn vào biểu tượng dấu (+) tại giao diện chính của TronLink, sau nhấp vào tìm kiếm và chọn USDT hoặc nhập địa chỉ Contract của token này vào ô. Sau khi tìm thấy tùy chọn USDT thì bạn nhấn vào biểu tượng dấu (+) kế bên nó là hoàn tất.
Có thể thấy, TRC20 đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhận được sự yêu thích của nhiều nhà đầu tư. Đây là token cho thấy tiềm năng rất lớn trong tương lai. Hy vọng bài viết trên đây của Finhay đã đem tới cho bạn những thông tin hữu ích về TRC20, từ đó có lựa chọn phù hợp nhất cho quá trình đầu tư tiền số của mình.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu