Bẫy thanh khoản là gì? Nguyên nhân và cách thoát khỏi bẫy thanh khoản
Giao dịch tài chính, nhà đầu tư sẽ không tránh khỏi nhiều rủi ro từ thị trường, ảnh hưởng đến lỗ – lãi. Trong đó có bẫy thanh khoản. Mắc bẫy thanh khoản sẽ khiến nhà đầu tư gặp khó khăn trong giao dịch. Vậy, thực tế bẫy thanh khoản là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình huống này và cách thoát khỏi chúng thế nào? Bài viết dưới đây finhay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bẫy thanh khoản là gì? Ví dụ thực tế
Bẫy thanh khoản (tiếng anh: liquidity trap) là tình huống lãi suất xuống quá thấp, dẫn đến thị trường có xu hướng tích trữ tiền, tài sản có giá trị khác (có giá trị sinh lời thấp nhưng có khả năng thanh khoản cao) thay vì đầu tư trái phiếu, cổ phiếu hay tài khoản sinh lợi khác.
Bẫy thanh khoản sẽ xảy ra khi Ngân hàng Trung ương bơm tiền để kích thích nền kinh tế nhưng thất bại do nhu cầu tiền trên thị trường gần như bằng 0. Trường hợp này sẽ khiến lãi suất danh nghĩa hạ thấp xuống mức bằng không, người dân có xu hướng tích trữ tài sản như vàng hay tiền mặt, thay vì đầu tư. Điều này sẽ ảnh hưởng dẫn đến tình trạng suy thoái nền kinh tế.
Ví dụ thực tế về bẫy thanh khoản:
- Nền kinh tế Nhật Bản những năm 1990 đã gặp phải bẫy thanh khoản, dẫn đến 1 thập kỷ mất mát. Cụ thể, những năm 1990, nhà nước Nhật Bản đã nhiều lần hạ lãi suất hay “chính sách lãi suất zero” để cứu vớt nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng bong bóng bất động sản.
- Tuy nhiên, hoạt động cầm chừng lãi suất đã khiến nền kinh tế Nhật Bản đi vào suy thoái, trì trệ trong nhiều năm. Đến năm 2002, nhờ nới lỏng chính sách kinh tế, tăng lãi suất và mở rộng xuất nhập khẩu đã giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi trở lại.
Các dấu hiệu nhận biết bẫy thanh khoản
Bẫy thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán. Các dấu hiệu nhận biết bẫy thanh khoản cụ thể bao gồm:
- Lãi suất danh nghĩa tiến gần đến 0: Dấu hiệu lãi suất thấp tiền gần đến mức bằng 0 trong thời gian này. Mức lãi suất thấp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người chuyển sang nắm giữ tiền mặt, tài sản không có giá trị sinh lời, thay vì đầu tư vào các kênh tài chính khác như chứng khoán.
- Chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương mất hiệu quả: Các đợt bơm tiền vào nền kinh tế với mục đích phục hồi nhưng không hiệu quả. Nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, người dân và doanh nghiệp không vay tiền phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng thắt chặt cho vay để hạn chế nợ xấu.
- Dấu hiệu giảm phát: Dấu hiệu người dân bắt đầu thận trọng hơn trong chi tiêu, dẫn đến lượng cầu trong nền kinh tế giảm xuống, từ đó gây nên hiện tượng giảm phát.
#4 Nguyên nhân dẫn đến bẫy thanh khoản
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bẫy thanh khoán trên thị trường. Cụ thể, các nguyên nhân chính có thể kể đến như:
- Doanh nghiệp và người dân kỳ vọng vào xu hướng giảm phát: mong muốn giả cả giảm đi trong tương lai, giá trị tiền tăng. Điều này càng khiến người dân có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn thay vì đầu tư.
- Người dân tập trung tiết kiệm tiền nhiều hơn là đầu tư: Các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tập trung tiết kiệm tiền nhiều hơn là đầu tư và chi tiêu do nền kinh tế đang suy thoái. Đồng thời, ngân hàng thương mại cũng khó khăn hơn trong việc cho vay, bởi lo ngại mất khả năng thanh toán, phá sản. Điều này dẫn đến nguồn tiền không được huy động và doanh nghiệp không có vốn đầu tư mở rộng sản xuất.
- Ngân hàng gặp phải khủng hoảng tín dụng: Các ngân hàng thương mại gặp phải khủng hoảng tín dụng, dẫn đến thắt chặt các khoản vay. Lúc này, họ sẽ tập trung vào làm đẹp bảng cân đối tài chính, kế toán thay vì ra tăng các khoản nợ.
- Kênh trái phiếu trở nên kém hấp dẫn: Giá trị của trái phiếu thấp hơn mặc dù gia tăng lãi suất vẫn không thu hút được nhà đầu tư. Do nhà đầu tư tin rằng thị trường đang suy thoái, không có khả năng phục hồi và đầu tư trái phiếu không hiệu quả.
Cách để thoát khỏi bẫy thanh khoản
Tình huống bẫy thanh khoản xảy ra sẽ ảnh hưởng và tác động xấu đến nền kinh tế. Đây là một tình trạng có quy mô lớn, cần có sự hỗ trợ và tác động của toàn bộ nền kinh tế để thoát khỏi bẫy thanh khoản. Dưới đây là một số cách để thoát khỏi bẫy thanh khoản cần được thực hiện:
Theo luận điểm của nhà kinh tế học Paul Krugman
Paul Krugman – nhà kinh tế học nổi tiếng cho rằng: “Tạo ra lạm phát kỳ vọng là cách để thoát khỏi bẫy thanh khoản”. Cụ thể các cách tạo ra lạm phát kỳ vọng có thể thực hiện như:
- Phá giá đồng nội tệ.
- Tăng thuế tiêu dùng.
- Theo đuổi kỳ vọng lạm phát.
- Thúc đẩy tăng trưởng cung tiền nhanh hơn.
Theo quan điểm của nhà kinh tế học Keynes
Keynes cho rằng: “Chính sách tài khóa mở rộng sẽ giúp nền kinh tế thoát khỏi bẫy thanh khoản”. Có thể hiểu, hiện tượng giảm phát xảy ra sẽ khiến lãi suất tiến gần bằng 0, từ đó gây sụt giảm tổng cầu và gây ra bẫy thanh khoản.
Chính sách tài khóa mở rộng kích thích tăng tổng cầu, từ đó bù đắp cho các khoản tiêu dùng tư nhân bị thiếu hụt. Các chính sách tài khoá mở rộng bao gồm:
- Cắt giảm thuế.
- Kích thích tiêu dùng tư nhân.
- Tăng chi tiêu chính phủ.
Theo quan điểm của những nhà kinh tế học khác
Theo các nhà kinh tế học, việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ giúp thoát khỏi bẫy thanh khoản. Các biện pháp nới lỏng cụ thể được áp dụng như:
- Biện pháp nới lỏng định lượng (tiếng anh là Quantitative Easing – QE).
- Tăng cường mua các loại trái phiếu chính phủ dài hạn hoặc trái phiếu tư nhân.
Các biện pháp này sẽ khơi dậy niềm tin của người dân vào kênh trái phiếu, đầu tư và tiêu dùng, từ đó kích thích chi tiêu và thoát khỏi bẫy thanh khoản.
Bẫy thanh khoản là một hiện tượng gây kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chính sách tài chính, tiền tệ, lãi suất của nhà nước không hiệu quả. Hiểu về bẫy thanh khoản là gì sẽ giúp nhà đầu tư nhận định được thị trường từ đó tránh được những rủi ro tài chính.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu