Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Call Margin là gì? Cách tính Margin Call đơn giản nhất

Thuật ngữ Call Margin trong chứng khoán được nhắc đến khá nhiều đối với những người từng tham gia ký quỹ Margin. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thật sự hiểu cụm từ này. Cùng Finhay phân tích về Call Margin và ý nghĩa của nó ngay trong bài viết này nhé.  

Call Margin là gì?

Nếu Margin là hành động vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu, sau đó lấy chính số cổ phiếu đã mua để làm tài sản thế chấp thì Call Margin (lệnh gọi ký quỹ) là trường hợp công ty chứng khoán thông báo đền nghị khách hàng gia tăng số lượng chứng khoán thế chấp hoặc nộp thêm tiền để đảm bảo an toàn cho khoản vay.

Trước hết bạn cần biết rằng, tỷ lệ ký quỹ Margin của khách hàng cần đảm bảo phải đạt mức thấp nhất tức là bằng với tỷ lệ xác định trước của công ty. Trong trường hợp tỷ lệ ký quỹ thực tế giảm thấp hơn, công ty sẽ yêu cầu bạn nộp tiền thêm hoặc bán bớt chứng khoán để đạt được ngưỡng an toàn.

ty-le-ky-quy

Quy định tỷ lệ Call Margin không giống nhau ở mỗi công ty chứng khoán, nếu kết quả công thức:

Tỷ lệ tài sản ròng/ Giá trị chứng khoán

Nếu giá trị của công thức trên thấp hơn tỷ lệ quỹ quy định thì sẽ xảy ra việc Call Margin. Lúc này, hệ thống tự động gửi email cảnh báo và tin nhắn qua điện thoại để bạn kịp thời xác nhận thông tin.

Xem thêm:

Ví dụ về Call Margin

Một công ty chứng khoán đưa ra tỷ lệ ký quỹ duy trì là 50%. Nhà đầu tư có 500 triệu đồng và sử dụng margin vay thêm công ty chứng khoán 250 triệu để mua cổ phiếu X và sử dụng chính lô cổ phiếu X này để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Giả sử giá cổ phiếu X giảm 60%, nếu không dùng margin, nhà đầu tư chỉ lỗ 300 triệu đồng. Nhưng vì dùng margin với sức mua tổng cộng 750 triệu đồng, giá trị chứng khoán lúc bị lỗ lúc này đã lên tới 450 triệu đồng (300tr+150tr). Giá trị lô cổ phiếu X lúc này chỉ còn lại 300 triệu. Trừ đi phần vay từ công ty chứng khoán là 250tr, tài sản ròng của nhà đầu tư còn 50 triệu đồng.

Tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán khi đó là 50/300 = 16,67%, thấp hơn tỷ lệ ký quỹ 50% cần phải duy trì nên công ty chứng khoán sẽ thực hiện “call margin“. Lúc này, nhà đầu tư có hai lựa chọn: Hoặc bán một phần cổ phiếu hoặc nộp thêm tiền để tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán lớn hơn tỷ lệ cho phép.

Nếu nhà đầu tư không thực hiện yêu cầu này đúng thời hạn thì công ty chứng khoán sẽ được quyền chủ động bán lô cổ phiếu X của nhà đầu tư mà không cần phải hỏi ý kiến (force sell – Buộc phải bán). Nói cách khác, đây là một hình thức tịch thu tài sản đã thế chấp.

Cách tính Margin Call

Mỗi công ty sẽ có quy định cụ thể về tỷ lệ Margin Call. Sau đây, sẽ là hướng dẫn chi tiết cách tính và xác định khi nào xảy ra việc Call Margin:

Chúng ta gọi X là giá trị cổ phiếu hiện tại, Y là số tiền vay. Khi thị trường suy giảm, X giảm kéo theo tỷ lệ ký quỹ giảm. Do tỷ lệ này tính bằng thương của X/Y. Gọi Z là tỷ lệ Margin Call của công ty. Nếu tỷ lệ X/Y < Z, có 2 hướng giải quyết sau:

Trường hợp 1: Nộp bổ sung tiền

  • (X+ số tiền nộp thêm)/ (Y+số tiền nộp thêm) > Z

Trường hợp 2: Bán cổ phiếu

  • (X + lượng cổ phiếu*giá)/Y >Z

cach-tinh-margin-call

Khi nào thì bị Call Margin trong chứng khoán?

Những nhà đầu tư đang có giao dịch ký quỹ đối với một công ty cho việc mua chứng khoán, sẽ đối mặt với nguy cơ bị Call Margin.

Khi tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn mức yêu cầu, bạn không thể chủ động tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo – tức cổ phiếu. Việc đưa tài khoản về ngưỡng an toàn thực hiện theo hướng xử lý của công ty chứng khoán. 

Đến lúc đó, bạn đã nhận luôn email hoặc cuộc gọi xác nhận rằng tài khoản của bạn đang bị Call Margin. Vậy trước đó làm thế nào để xác định nguy cơ bị Call Margin của mình. Bạn có thể tham khảo nội dung sau:

  • Khi có sự biến động của thị trường làm thay đổi giá cổ phiếu. Bạn mua phải chứng khoán kém chất lượng, công ty phát hành có kế hoạch kinh doanh không tốt làm giảm lợi nhuận và cổ tức cho cổ đông, rủi ro lãi suất,…. Từ đó kéo theo giá chứng khoán giảm sâu.
  • Khi thị trường giảm điểm cũng sẽ tác động ít nhiều đến giá trị cổ phiếu. Tỷ lệ Margin có thể quyết định sự bám trụ của nhà đầu tư, khi toàn bộ nền kinh tế đảo chiều lao dốc.

xac-dinh-nguong-an-toan

Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn sử dụng Margin trong quá trình đầu tư. Đối với những người mới tham gia không khuyến khích đăng ký, vì những rủi ro tiềm ẩn mà bạn chưa thể nắm bắt được toàn diện. Bên cạnh đó, Margin sẽ mang lại cảm giác bị động, khi quyết định xử lý đối với việc xảy ra Call Margin hoàn toàn phụ thuộc vào công ty chứng khoán. 

Trong trường hợp bạn chưa kịp bổ sung tài sản ký quỹ, hệ thống sẽ tự động sử dụng số chứng khoán làm tài sản thế chấp và đưa vào diện bị bán giải chấp. Lúc đó bạn có thể mất toàn bộ tài sản, bị thiệt hại nhiều về tài chính.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Call Margin và những vấn đề có liên quan. Hy vọng bạn đọc đã cập nhật được thêm nhiều thông tin hữu ích cho công cuộc đầu tư của mình. Chúc bạn thành công.

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
Smart Investment Platform 

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay