Checklist những bước quan trọng khi tiết kiệm mà bạn vô tình bỏ qua
Theo thống kê, có hơn 70% dân số Việt Nam tiết kiệm. Nhưng không có con số tích cực nào cho thấy rằng người Việt Nam tiết kiệm thành công. Chắc hẳn chúng ta đang thiếu những bước quan trọng dưới đây trong quy trình tiết kiệm
1. Ghi lại thu nhập và chi tiêu của bạn
Bạn có biết chính xác mỗi tháng bạn dư được bao nhiêu tiền?
Nhiều người biết số trên tiền lương cuối cùng của họ, nhưng lại không biết số tiền mình chi ra bao nhiêu và chi vào đâu. Họ không thể kiểm soát được việc chi tiền mỗi tháng chỉ vì:
- Lười ghi chép lại các chi tiêu trong ngày: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
- Không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.
- Lúc nào cũng cảm thấy lung túng khi tiền của bạn vơi đi nhanh chóng và bạn rơi vào tình trạng lo lắng. Điều này chẳng nghe chẳng vui vẻ tí nào.
Thế nên, ghi chép lại chi tiêu là một trong những bước tiết kiệm quan trọng. Bạn nên thiết lập thói quen ghi lại thu nhập của bạn mỗi tháng và ghi chi tiết các khoản chi ra mỗi ngày. Từ đó, bạn sẽ dần kiểm soát được những khoản tiền ra đi không lý do và sẽ có thể để dư ra mỗi tháng một vài đồng.
2. Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Đặt mục tiêu là rất cần thiết ở bất cứ hoạt động hay lĩnh vực nào bạn muốn thành công. Với vai trò là một bước tiết kiệm thì việc này còn có tầm quan trọng còn lớn hơn nữa. Tuy nhiên, bạn cần đặt mục tiêu thật rõ ràng và hợp lý. Tránh các trường hợp đặt mục tiêu xa rời thực tế như sau:
- Đặt mục tiêu quá cao: đầu tháng bạn hừng hực khí thế đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình, sau đó dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thực hiện được việc đó. Và từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa.
- Đặt mục tiêu không cụ thể: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.
Bạn có thể đặt mục tiêu cụ thể như sau: “tôi cần tiết kiệm số tiền 2 tỷ trong 10 năm nữa để nghỉ hưu sớm”, “tiết kiệm tiền để 3 năm nữa có được số tiền 2 tỷ mua căn hộ VinCity”. Mục tiêu cần rõ cần về con số, thời gian và mục đích sử dụng tiền tiết kiệm.
3. Lập danh sách mua sắm
Lập danh sách các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn mỗi tháng là điều quan trọng để bắt đầu trên con đường để đạt được sự lành mạnh về tài chính. Đối với những khoản chi nhỏ cho các hàng hóa thiết yếu bạn nên lập danh sách riêng. Vì khi không liệt kê thành danh sách, bạn thường sẽ mua sắm không theo kế hoạch và sẽ dễ rơi vào tình trạng “vung tay quá trán”.
Việc mua hàng theo danh sách giúp bạn đảm bảo về chi tiêu và sẽ không mất tiền cho những thứ không cần thiết. Điều quan trọng là phải loại bỏ các khoản chi tiêu cần thiết và cắt giảm chi tiêu phù phiếm để đồng thời tăng tiết kiệm.
4. Áp dụng quy tắc 50/30/20
Quản lí ngân sách cũng là một trong những bước quan trọng trong kế hoạch tiết kiệm. Quản lý ngân sách không chỉ đơn giản là thanh toán các hóa đơn đúng hạn mà là việc xác định xem số tiền cần phải chi tiêu và phải chi tiêu cho những khoản mục nào. Quy tắc 50/20/30 là một hướng dẫn phân chia tỷ lệ, theo đó bạn có thể có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình
Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập của bạn cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Bao gồm chi phí ăn uống, tiền thuê nhà, tiền điện nước, hóa đơn cáp truyền hình và internet, chi phí xăng hoặc chi phí di chuyển khác…. Có vẻ 50% là một tỷ lệ cao nhưng một khi xem xét những danh mục thuộc các chi phí cần thiết bạn mới thấy con số đó có ý nghĩa.
5. Tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất
Nói xa nói gần gì thì việc bạn có tiết kiệm theo đúng kế hoạch được hay không, bắt đầu tư việc làm nhỏ nhất. Hãy quan tâm đến những thứ có thể phát sinh chi phí như:
- Tắt bớt đèn hoặc thiết bị điện nếu không sử dụng đến.
- Lựa chọn cửa hàng có chương trình giảm giá với những sản phẩm tương đương nhau.
- Sử dụng thẻ thành viên để được ưu đãi nhiều hơn.
- Nếu di chuyển gần nhà hoặc gần cơ quan, bạn nên đi bộ để tiết kiệm xăng và có thể tranh thủ vận động cơ thể.
- Không nên chi cho việc giải trí nhiều như xem phim ở rạp, thay vào đó bạn có thể thưởng thức bộ phim hay trên các trang phim online.
- Tự nấu ăn để tiết kiệm và vệ sinh hơn đi ăn tiệm ở ngoài.
Còn nhiều những việc nhỏ bạn có thể bắt đầu ngay để tiết kiệm. Quan trọng là bạn nên thực hiện ngay và đừng chờ đến thời điểm nào đó mới thực hiện.
6. Thực hiện kiểm tra 72 giờ
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp dùng mọi cách để thu hút sự chú ý của bạn bằng lượng lớn thông tin quảng cáo và chương trình khuyến mãi khủng. Rất khó làm giữ vững tâm trí trước sự cám dỗ của các chương trình khuyến mãi đang kích thích sự ham muốn sở hữu của bạn.
Một chiến thuật những chuyên gia tài chính hàng đầu khuyên bạn nên làm là thực hiện “kiểm tra 72 giờ”.
Vì theo chuyên gia hành vi cho rằng, mọi người khi lướt trên các trang thương mại điện tử sẽ dễ rơi vào trạng thái hưng phấn với việc mua sắm. Họ bị thôi thúc phải mua hàng bởi sự ham muốn và những từ khóa quảng cáo. Họ không thể biết được món hàng nào cần mua và không cần thiết phải mua. Sau 72h, họ xem lại giỏ hàng để quyết định mua, thật ngạc nhiên, 70% đã quyết định không mua món nào, 30% quyết định mua một trong số những món hàng mà họ đã chọn trước đó.
7. Bạn đã có những bước tiết kiệm đúng đắn chưa?
Việc tiết kiệm không phải một sớm một chiều có thể thành công, nhất là đối với các bạn tiết kiệm không có mục tiêu, chỉ tiết kiệm cho có mà không để ý tới mục đích dài hạn sau này. Finhay – ứng dụng tiết kiệm và đầu tư dựa trên nền tảng Robo-advisor sẽ giúp bạn tiết kiệm thông minh và hiệu quả.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu