Cổ phiếu NDT có tiềm năng sinh lời năm 2022 không?
Hiện nay, ngành dệt may trong nước có điều kiện để phát triển nên các mã cổ phiếu may mặc được nhiều người lựa chọn để thêm vào danh mục đầu tư của mình. Một trong những cổ phiếu được các nhà đầu tư quan tâm là cổ phiếu NDT. Vậy cổ phiếu NDT có tiềm năng sinh lời trong năm nay hay không? Cùng Finhay tìm hiểu về cổ phiếu này qua bài viết dưới đây.
Thông tin về tổng CTCP dệt may Nam Định
Tổng CTCP Dệt May Nam Định là đơn vị thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty luôn là một trong các đơn vị có đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam. Hiện tại Công ty thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động trong nước. Các sản phẩm của Công ty đã xuất hiện hầu hết trên các tỉnh Việt Nam và các nước trên thế giới như: Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Cu Ba.
Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng CTCP Dệt May Nam Định trước đây là nhà máy Sợi Nam Định thành lập năm 1889 bởi một người Pháp. Cho đến năm 1954 nhà máy được nhà nước tiếp quản và tổ chức lại sản xuất với tên gọi là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định.
Ngày 21/07/2005 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 185/2005/QĐ-TTg, Công ty Dệt Nam Định được chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Dệt Nam Định.
Tháng 2 năm 2007: Theo Quyết định số 547/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã chuyển Công ty TNHH một thành viên Dệt Nam Định thành Công ty cổ phần và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Vào tháng 12, Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định được Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ là 136.000.000.000 đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: sản xuất, gia công, mua bán: sợi, vải, sợi len, chỉ khâu, quần áo, chăn, khăn bông.
Giai đoạn 2015 đến nay: Doanh nghiệp đã di dời nhà máy vào hoạt động mới tổ hợp nhà máy tại các khu công nghiệp Hòa Xá, thành phố Nam Định.
Các cổ đông lớn nắm giữ nhiều cổ phiếu NDT nhất
Hiện nay, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang nắm giữ nhiều cổ phiếu NDT nhiều nhất với 7.299.700 cổ phiếu, chiếm 53,67% tỷ lệ sở hữu. Đứng thứ hai là cổ đông Trung Thị Nga với 719.000 cổ phiếu, chiếm 5,29% tỷ lệ sở hữu.
Xếp vị trí thứ ba là cổ đông Đỗ Thị Thơ, hiện đang nắm giữ 515.000 cổ phiếu, chiếm 3,79% cổ phần công ty. Tiếp theo đó là ông Nguyễn Văn Miêng đang nắm giữ 352.700 cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu là 2.59%.
Lịch sử giá cổ phiếu NDT
Cổ phiếu NDT sau khi được niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM chưa thật sự bứt phá. Cuối tháng 10/2021, giá cổ phiếu bắt đầu vào sóng tăng mạnh và thiết lập đỉnh mới.
- Giá cổ phiếu NDT thấp nhất là 3.500 đồng/cp vào ngày 23/7/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
- Giá cổ phiếu NDT đạt đỉnh cao nhất là 42.900 đồng/cp vào ngày 29/10/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Các thông tin về cổ phiếu NDT:
- Sàn giao dịch: UPCOM
- Khối lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành là: 13.600.000 cổ phiếu
- Vốn thị giá: 355 tỷ đồng
- Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 57.080
- Giá tham chiếu: 26.300đ/cổ phiếu
- Chỉ số P/E: 4.04
- EPS: 6.461
Có nên mua cổ phiếu NDT không?
Để đánh giá về một cổ phiếu có tiềm năng hay không, nhà đầu tư cần có góc nhìn về các tác động đến doanh nghiệp trong dài hạn. Tất cả các doanh nghiệp đều trải qua các giai đoạn thua lỗ hoặc gặp khó khăn. Nhưng nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn, để đưa ra được các quyết định đầu tư hợp lý, hãy xem xét các điều sau:
Tình hình kinh doanh của NDT
Tổng CTCP Dệt may Nam Định báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quý I năm 2022 biến động so với cùng kỳ năm trước như sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh công ty mẹ quý I năm 2022: Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo kết quả kinh doanh lãi 29,959 tỷ đồng là do các nguyên nhân sau:
- Trong năm 2021 vừa qua, thị trường ngành sợi có nhiều khởi sắc, giá bán và sản lượng tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu tăng mạnh.
- Cơ quan điều hành Tổng Công ty kết hợp với các phòng ban chức năng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường, tập trung giải phóng hàng tồn kho đặc biệt là các mặt hàng sợi.
Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý I năm 2022: Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo kết quả kinh doanh lãi 34,928 tỷ đồng là do các nguyên nhân sau:
- Do ảnh hưởng KQKD Quý I năm 2022 của công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết dẫn đến kết quả hợp nhất lãi so với cùng kỳ năm 2021.
Định hướng phát triển của NDT
- Dệt May Nam Định tiếp tục tăng cường đầu tư các thiết bị máy móc, mở rộng thêm thị phần mới, đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời tận dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng xử lý và giảm chi phí sản xuất.
- Dự thảo Chiến lược phát triển của NDT giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2035 là thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu đáp ứng yêu cầu về quy định xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA); đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang quản lý chuỗi cung ứng, thiết kế.
- Tăng cường công tác, tiếp thị, quảng cáo, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn các chế rủi ro, đảm bảo an toàn lao động và quan tâm đúng mức về các yếu tố bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
- Tuyển dụng nguồn lao động trực tiếp có tay nghề vững, các cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trong điều kiện hội nhập kinh tế và trẻ hóa lực lượng cán bộ trong Tổng công ty.
Tiềm năng sinh lời của cổ phiếu NDT trong năm 2022
Hiện nay hầu hết thị trường xuất khẩu chính ngành dệt may đã mở cửa hoạt động trở lại sau dịch covid-19. Điều này giúp các doanh nghiệp may mặc nối lại các đơn hàng. Tình hình lao động cũng ổn định hơn, đơn hàng đầy tải, có nhiều đơn vị đã ký kết đơn hàng đến quý III/2022.
Bên cạnh đó, NDT đang tận dụng tốt các ưu đãi của các FTA để mở rộng thị trường và gia tăng giá trị. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã phát huy hiệu quả, Tổng CTCP Dệt may Nam Định sẽ có thêm cơ hội mở rộng thị trường.
Xem thêm:
Năm 2022 sẽ nối tiếp đà tăng trưởng do các tín hiệu tích cực là thị trường lớn như Mỹ, EU… đã mở cửa trở lại. Nhu cầu về may mặc cũng tăng mạnh từ nửa cuối năm 2021 cho đến hiện tại. Căn cứ theo triển vọng phục hồi kinh tế thế giới cùng các yếu tố tác động nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng cổ phiếu NDT sẽ tăng trưởng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may Nam Định cũng sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với trung bình 5 năm trở lại đây. Đây là điều bất lợi về tỷ giá khiến ngành dệt may trong nước giảm sức cạnh tranh; mất cân đối lao động.
Ngoài ra, dù thị trường dệt may khởi sắc nhưng nhiều đối thủ của dệt may Việt Nam như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh,… cũng tăng tốc và đang nỗ lực để bù đắp những thiếu hụt về kim ngạch trong năm 2021. Điều này đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam cần phải nỗ lực để không bị các đối thủ vượt mặt.
Trên đây là những đánh giá, phân tích cổ phiếu NDT. Có thể thấy rằng về trung hạn doanh nghiệp sẽ còn có những trở ngại nhất định. Tuy nhiên khi nhìn về dài hạn thì NDT vẫn còn tăng trưởng dài nhờ tiềm năng mở rộng phát triển thị trường may mặc. Vì thế, đây là một mã cổ phiếu phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn, hy vọng về tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu