Nhận định và đánh giá cổ phiếu VJC năm 2022
Sau 2 năm đại dịch khó khăn, ngành hàng không đã hồi phục và ghi nhận những bước tăng trưởng đáng kinh ngạc. Theo đó, cổ phiếu VJC bắt đầu “cất cánh”, có những bước chuyển mình tích cực trên sàn chứng khoán. Dưới đây là những đánh giá và nhận định về cổ phiếu VJC năm 2022 giúp nhà đầu tư tìm được kế hoạch đầu tư phù hợp nhất.
Tổng quan về cổ phiếu VJC
Cổ phiếu VJC được phát hành bởi Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VietJet Air), một hãng hàng không thương mại giá rẻ. Đây là một trong những cổ phiếu mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu hàng không tại Việt Nam.
Khái quát về Vietjet
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet được thành lập vào tháng 11/2007, bắt đầu hoạt động từ ngày 25/12/2011. Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp các đường bay nội địa và quốc tế cùng các dịch vụ vận tải hàng không, cung cấp hàng hóa tiêu dùng.
Sau hơn 10 năm hoạt động, hiện hay Vietjet Air đã trở thành một trong những hàng hàng không được yêu thích tại nước ta. Hãng mở thêm nhiều đường bay, thu hút nhiều khách hàng trong nước và quốc tế. Một số thành tích nổi bật của Vietjet Air có thể kể tới như:
- Năm 2018: Vietjet Air nằm trong Top 50 Hãng hàng không dẫn đầu thế giới về chỉ số tài chính do AirFinance Journal bình chọn.
- Năm 2020: Vietjet được Tạp chí vận tải hàng không Payload Asia bầu chọn là Hãng hàng không chi phí thấp có hoạt động vận chuyển hàng hóa tốt nhất.
- Năm 2022: Vietjet được Tạp chí The Global Economics Times Anh quốc trao giải “Sản phẩm Fintech mới tốt nhất 2022 – Best New Fintech Product, AirlineRatings bình chọn “Top 10 hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất thế giới” và “Hãng hàng không mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng toàn cầu”.
Hiện nay, Vietjet đang khai thác khoảng 80 tàu bay, 139 đường bay (48 đường bay nội địa và 95 đường bay quốc tế), thực hiện gần 400 chuyến bay mỗi ngày, phục vụ hơn 100 triệu lượt khách. Trong tương lai, hãng có mục tiêu mở rộng các đường bay trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Thông tin cơ bản về cổ phiếu VJC
Cổ phiếu VJC được niêm yết lần đầu tiên tại Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vào ngày 28/2/2017. Từ đây, Vietjet ngày càng phát triển, thu hút càng nhiều khách hàng.
Cổ đông lớn nhất của CTCP Hàng không Vietjet là Công ty TNHH Tư vấn Hướng Dương Sunny với 154.740.160 cổ phiếu, tương đương 28,57% cổ phần. Cổ đông lớn thứ hai là Bà Nguyễn Thị Phương Thảo với 47.470.914 cổ phiếu, tương đương 8,76% cổ phần. Cổ đông lớn thứ ba là CTCP Sovico với 41.106.000 cổ phiếu, tương đương 7.59% cổ phần.
Thông tin cổ phiếu VJC tính đến ngày 14/9/2022 như sau:
- Sàn giao dịch: HOSE
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 541.611.334 cổ phiếu
- Vốn thị giá: 62,664,4 tỷ đồng
- Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 505.130 cổ phiếu
- Giá tham chiếu: 116.200đ/cổ phiếu
- Chỉ số P/E: 548.20
- EPS: 212.
Lịch sử giá cổ phiếu VJC
Ngay từ khi được niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2017, cổ phiếu Vietjet đã được nhiều nhà đầu tư săn đón. Cổ phiếu VJC đã trải qua nhiều bước thăng trầm trên thị trường chứng khoán, đến hiện tại vẫn là một cổ phiếu mạnh trên thị trường Việt Nam.
Giá cổ phiếu Vietjet thấp nhất là 60.700đ/cổ phiếu ghi nhận vào ngày 28/02/2017. Giai đoạn 2018 – 2019 là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của cổ phiếu này. Giá cổ phiếu VJC cao nhất là 184.840đ/cổ phiếu, được ghi nhận vào ngày 2/4/2018.
Trong 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19, ngành hàng không bị thiệt hại nặng nề, trong đó có Vietjet Air. Giá cổ phiếu VJC có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao, dao động từ 100.000đ – 130.000đ/cổ phiếu.
Bước sang năm 2022, giá cổ phiếu tăng trở lại, cao nhất là 147.000đ/cổ phiếu vào ngày 21/2/2022. Hiện tại, giá cổ phiếu đang giảm nhẹ ở mức 116,200đ/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 14/9/2022.
Nhận định cổ phiếu Vietjet năm 2022
Kết thúc quý II/2022, CTCP Hàng không Vietjet ghi nhận doanh thu hợp nhất 11.590 tỷ đồng, tăng 227% so với cùng kỳ 2021. LNST đạt mức 181 tỷ đồng, gấp 40 lần so với cùng kỳ.
Đây là kết quả đạt được do nhu cầu bay nội địa tăng cao, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Cụ thể, trong quý II/2022 Vietjet đã thực hiện 33.000 chuyến bay phục vụ 6 triệu lượt khách, tăng 135% và 200% so với quý II/2021.
Đại dịch được kiểm soát, Chính phủ mở cửa du lịch từ ngày 15/3, Vietjet đã thực hiện một số hành động để khôi phục và thu hút thêm khách hàng như:
- Ngay khi nhà nước cho phép các chuyến bay quốc tế hoạt động, Vietjet đã nhanh chóng mở các đường bay quốc tế đến Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu di chuyển hàng không sẽ tăng trong giai đoạn 2022 – 2023. Nắm bắt điều này, Vietjet mở rộng thêm 8 chiếc máy bay và đội bay mới.
- Hãng tăng cường tương tác với khách hàng, nhận diện thương hiệu và cải thiện chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn.
- Với định hướng cung cấp dịch vụ hàng không trong phân khúc giá rẻ, Vietjet tiếp tục mở rộng đội bay theo tiêu chí này, nhanh chóng có thị phần lớn trong nhóm hãng hàng không chi phí thấp của ASEAN.
- Trong dài hạn, Vietjet sẽ phát triển thương hiệu chuyển phát nhanh Swift 247 trở thành nhà cung cấp logistic điện tử. Dự kiến IPO mảng kinh doanh vận tải vào năm 2023.
Với mục tiêu và định hướng phát triển đúng, Vietjet đã xây dựng được vị thế nhất định trong ngành hàng không của Việt Nam và ASEAN. Cổ phiếu VJC cũng có những bước tăng trưởng vượt bậc, sánh ngang với cổ phiếu của các công ty lớn sau 5 năm gia nhập thị trường.
Bên cạnh những thuận lợi và thành tích đạt được, Vietjet cũng phải đối mặt với một số khó khăn như:
- Nhiều hãng hàng không nước ngoài đổ bộ vào thị trường Việt Nam: Trước mắt, có 2 hàng hàng không tuyên bố khai thác đường bay đến Việt Nam là Air Premia đến từ Hàn Quốc và Myanmar Airways International đến từ Myanmar. Các chuyến bay sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 9 và tháng 10 năm 2022.
- Bay nội địa phục hồi nhanh nhưng bay quốc tế thì chậm: Sau đại dịch, số lượng hành khách tăng cao, các chuyến bay nội địa phục hồi và tăng trưởng đột biến. Trong đó, đứng đầu là Vietnam Airline, Vietjet đứng thứ 2 với 12.008 chuyến, gấp 8 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các đường bay quốc tế vẫn còn hạn chế do ảnh hưởng của Covid, Hàn Quốc khống chế số lượng chuyến bay và Trung Quốc thực hiện Zero Covid.
Các hãng hàng không nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam cung cấp dịch vụ tốt với giá cả hợp lý, thu hút nhiều khách hàng, số lượng khách bay quốc tế Vietjet sẽ giảm. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Vietjet Air trong thời gian tới và ảnh hưởng tới giá cổ phiếu VIC.
Cách mua cổ phiếu Vietjet đơn giản
Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu VJC qua nhiều công ty chứng khoán tại Việt Nam. Dù mua tại công ty nào đều cần thực hiện 3 bước như sau:
- Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán tại các công ty chứng khoán như VPS, TCBS, SSI, Vndirect, HSC, VCSC…
- Bước 2: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán
- Bước 3: Thực hiện giao dịch mua cổ phiếu VJC
Bên cạnh việc giao dịch qua các công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu VJC nhanh chóng và tiện lợi hơn qua ứng dụng Finhay. Finhay là ứng dụng đầu tư tích luỹ được nhiều người lựa chọn. Đến với Finhay, bạn có thể dễ dàng mua từ 01 cổ phiếu.
Finhay đã mua lại thành công CTCP Chứng khoán Vina (VNSC). Sự kiện này không chỉ đánh dấu 5 năm thành lập của Finhay mà còn khẳng định vị thế tiên phong và dẫn đầu của Finhay trong số các doanh nghiệp Fintech ở lĩnh vực đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Trên đây là các thông tin tổng quan về cổ phiếu VJC. Ngành hàng không Việt Nam và riêng Vietjet sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Có thể thấy cổ phiếu VJC là một mã cổ phiếu hấp dẫn, phù hợp đầu tư trong dài hạn. Hy vọng những thông tin này có thể giúp nhà đầu tư đưa ra kế hoạch đầu tư tốt nhất cho mình.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu