ERC20 là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo ví ERC20 trên Metamask
Đối với những nhà đầu tư mới, tìm hiểu chính xác thông tin về token giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. ERC20 là một trong những lựa chọn đầu tư được nhiều người yêu thích trên thị trường hiện nay. Vậy ERC20 là gì? Cùng Finhay tìm hiểu về đặc điểm của loại token này cũng như cách tạo ví ERC20 trên Metamask trong bài viết sau đây.
ERC20 là gì?
ERC20 có tên tiếng anh là Ethereum Request For Comment. Đây là một bộ gồm các tiêu chuẩn mà những nền tảng muốn phát triển token của hệ sinh thái Ethereum phải tuân theo.
Cụ thể, các token được tạo ra trên nền tảng Ethereum sẽ phải lập hợp đồng thông minh – Smart Contract và các hợp đồng này bắt buộc lập trình dựa trên tiêu chuẩn ERC20.
Tiêu chuẩn ERC20 được phát triển bởi Fabian Vogsteiler vào năm 2015, sau đó phổ biến kể từ năm 2017, khi những dự án ICO bùng nổ. Nó được gọi là một Fungible Token. Các nhà phát triển sẽ không phát minh lại một cấu trúc mới hoàn toàn mà dựa theo bản phác thảo, xây dựng Token theo nền tảng cụ thể đã được ứng dụng thành công trong ngành.
Đặc điểm của Token ERC-20
Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư hiểu rõ và vận dụng những ưu điểm của Token này. Đồng thời hạn chế các nhược điểm tồn tại của ERC20.
Ưu điểm ERC20 là gì?
Có 3 ưu điểm nổi bật của nền tảng ERC20 mà bạn cần nắm rõ:
Khả năng thay thế lẫn nhau
Khả năng sử dụng và giá trị của mỗi đơn vị Token ERC20 có thể tương đương nhau. Giả sử bạn nắm giữ 1 USDC, bạn có thể giao dịch, trao đổi với token của người khác, không quan tâm token của bạn là loại nào, chúng vẫn giống hệt nhau về mặt chức năng.
Điều này rất có lợi trong trường hợp bạn sở hữu một token và kỳ vọng nó trở thành một loại tiền tệ cụ thể. Lúc đó, dù là những đơn vị nhỏ, riêng lẻ vẫn có chức năng chung dễ dàng thay thế, việc giao dịch diễn ra nhanh chóng hơn.
Đây cũng là lý do mà các token phát triển trên Ethereum áp dụng bộ tiêu chuẩn ERC20 có giá trị hơn so với các token khác. Ngược lại nếu token bạn khác biệt, không thể thay thế thì khó giao dịch, ít giá trị hơn, mục đích sử dụng bị suy giảm.
Tính linh hoạt
Token ERC20 được tạo ra với nhiều mục đích, có khả năng tùy chỉnh cao, có thể điều chỉnh sao cho phù hợp để tương thích với nhiều ứng dụng. Nhiều Token ERC20 được dùng để thanh toán, giao dịch, làm đơn vị tiền tệ trong game, lưu trữ giá trị, giảm chi phí cho khách hàng, điểm thưởng, gửi tiền lấy lãi trên các nền tảng Lending, …
Những điều này làm Token ERC20 ngày càng tăng giá trị, được yêu thích trên thị trường tiền điện tử.
Tính phổ biến
ERC20 Token đã tương thích với rất nhiều sàn giao dịch, ví điện tử và các hợp đồng thông minh. Từ những điều này, ERC20 ngày càng phổ biến trong không gian Crypto và dần trở thành tiêu chuẩn chung. Token ERC20 xuất hiện trên hầu hết sàn giao dịch tiền điện tử với tính thanh khoản cao, hoạt động mua bán diễn ra bất cứ lúc nào.
Một số ưu điểm không thể bỏ qua như tính an toàn cao nhờ tính năng của các hợp đồng thông minh, thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng, …
Nhược điểm ERC20 là gì?
Dưới đây 2 rủi ro được coi là “chí mạng” của ERC20 nhà đầu tư nên nắm trước khi tham gia vào thị trường này:
- Khả năng mở rộng của ERC20 bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Ethereum: Bởi vì thực tế Ethereum cũng đối mặt với thách thức mở rộng quy mô. Việc gửi một giao dịch vào thời gian cao điểm dẫn đến mức phí gas tăng cao, thời gian xử lý chậm trễ. Do đó Token ERC20 sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng này kéo dài.
- Rủi ro lừa đảo: Nhiều chuyên gia đánh giá việc tạo token dựa theo tiêu chuẩn ERC20 “khá dễ dàng”. Đây là con dao hai lưỡi nếu có quá nhiều token mới ra mắt, ai cũng có thể làm điều đó với bất kỳ mục đích tốt hay xấu. Một trường hợp điển hình chính là mô hình đa cấp Ponzi ngụy trang thành dự án Blockchain và lừa đảo rất nhiều nhà đầu tư. Chính vì vậy, bạn cần dành thời gian đọc, nghiên cứu kỹ một dự án trước khi sở hữu token, tránh tiền mất tật mang do sự chủ quan nhất thời.
Các quy tắc của tiêu chuẩn ERC20
ERC20 có 9 quy tắc quan trọng, trong đó 6 quy tắc bắt buộc và 3 quy tắc có thể tùy chỉnh.
6 Quy tắc bắt buộc trong tiêu chuẩn token ERC20
Nội dung của 6 quy tắc bắt buộc là:
- TotalSupply: Tổng nguồn cung (số lượng token) có thể tạo ra là cố định. Ví dụ của token MKR là 1.005.557, con số này không được thay đổi.
- BlanceOf: Chức năng kiểm tra số dư trong mỗi ví Ethereum, số dư cụ thể của một tài khoản hoặc một ví điện tử đang có.
- Transfer: Chức năng giúp quản lý việc chuyển token từ ví về tài khoản, từ ví này sang ví khác bằng cách cung cấp địa chỉ ví người nhận và số tiền muốn chuyển.
- TransferFrom: Tương tự như quy tắc của Transfer nhưng tiện dụng hơn, bạn sẽ là người có thể ủy quyền cho ai đó chuyển token thay vì bạn tự làm. Token sẽ chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, ví này sang ví khác.
- Approve: Chức năng giúp đối chiếu, kiểm tra giao dịch, giới hạn số lượng token được rút ra khỏi ví, so sánh với tổng nguồn cung token để đảm bảo không thiếu hoặc thừa token. Điều này giúp tránh các rủi ro trong trường hợp hợp đồng bị lỗi hoặc bị đánh cắp token trong ví.
- Allowance: Cho phép người dùng kiểm tra số dư trong tài khoản/ví nhằm biết địa chỉ ví có đủ token để giao dịch hay không. Nếu bạn cấp quyền cho một địa chỉ ví để quản lý số token của bạn, hàm Allowance giúp bạn biết số dư có thể rút và số dư còn lại sẽ được hoàn vào ví của bạn.
3 Quy tắc tùy chỉnh của ERC20
Có 3 quy tắc tùy chỉnh của ERC20 là:
- Token Name: Nhà phát triển tùy chọn tên token của mình.
- Symbol: Mã/ký hiệu của token, ví dụ như token Maker có mã là MKR
- Decimals: Số thập phân (tối đa 18) quy định về số lượng chữ số thập phân trong đơn vị của một token. Ví dụ với token MKR nếu Decimals là 18, có nghĩa đơn vị nhỏ nhất của MKR là 0.000000000000000001 MKR.
Ứng dụng token ERC20
Bằng cách kết hợp các quy tắc (chức năng) nói trên, bạn có thể phát triển một ERC20 Token, thực hiện truy vấn nguồn cung, kiểm tra số dư, chuyển tiền, phân quyền cho các ứng dụng phi tập trung để quản lý token của mình.
Sự hấp dẫn của Token ERC20 phần lớn chính là tính linh hoạt, các quy ước được đặt ra nhưng không hạn chế sự phát triển của token. Từ đó các bên có thể triển khai các tính năng bổ sung, tùy chỉnh thông số phù hợp với nhu cầu tương ứng.
Các ứng dụng nổi bật của Token ERC20 là: Sử dụng thành đồng Stablecoin, token quản trị của dự án, Utility Token của dự án Defi,…
Hướng dẫn tạo ví ERC20 trên Metamask
Để tạo ví ERC20 trên Metamask, đầu tiên, bạn cần có ví Metamask và kích hoạt để sử dụng. Sau đó, cần thêm Token ERC20 vào ví.
- Tạo ví MetaMask: Truy cập website Metamask chọn thêm vào trình duyệt “Get Chrome Extension > Add to Chrome > Add Extension.
- Chọn biểu tượng trình duyệt MetaMask bên góc phải màn hình > Get Started > Create A Wallet. Sau đó bạn chọn I Agree và làm theo hướng dẫn. Sau khi tạo thành công, nhớ lưu cụm Seed Phrase ở nơi an toàn, phòng trường hợp bạn quên mật khẩu và muốn khôi phục lại.
Tiến hành thêm Token ERC20 vào ví Metamask:
- Ở giao diện ví, click vào nút Add Token > gõ tên hoặc mã token vào ô tìm kiếm > Next > Add Token. Trường hợp không tìm ra token dù đã nhập mã, ký hiệu, bạn chọn Add Token > Custom Token > nhập địa chỉ token vào ô Token Contract Address > Next > Add Token.
Sau khi đã thêm thành công Token ERC20 vào ví Metamask bạn có thể gửi và nhận token ngay. Bằng cách nhập địa chỉ ví Ethereum của người nhận (nếu muốn gửi) hoặc gửi địa chỉ ví của mình cho bên cung cấp token (nếu muốn nhận).
Lưu ý: 2 nơi bạn có thể gửi là ví từ sàn giao dịch tập trung (Binance, Coinbase, …) và ví phần mềm (Metamask, Trust Wallet, …). Tuy nhiên, trong quá trình chuyển/nhận tiền, bạn cần lưu ý đến phí gas, nên tránh giao dịch trong giờ cao điểm vì phí gas sẽ tăng cao. Bạn có thể kiểm tra mức phí gas trên website ETH Gas Station.
Cách sở hữu Token ERC20 an toàn
Việc nghiên cứu khả năng tương thích của ví trước khi thực hiện gửi, nhận token ERC20 rất quan trọng. Nếu ví của bạn không hỗ trợ những Token ERC20, bạn không thể tạo và thêm token vào và thực hiện giao dịch được.
Ngược lại, với những người có kế hoạch nhận Airdrop, nên tìm những ví không chỉ hỗ trợ Token ERC20 mà còn hỗ trợ những token khác (loại mà bạn dự định nhận).
Có 2 cách để bạn sở hữu Token ERC20 an toàn:
- Mua trực tiếp từ dự án ICO: Bạn có thể mua với mức giá rẻ trong thời gian đầu của dự án, cơ hội để đầu tư với chi phí thấp nhưng lợi nhuận cao. Tất nhiên, mức rủi ro cũng tương đương nếu bạn không tìm được dự án tốt, tham gia vào dự án ICO lừa đảo.
- Mua trực tiếp tại các chợ coin/sàn giao dịch tiền điện tử. Lúc này bạn có thể sở hữu Token ERC20 bằng tiền pháp định hoặc giao dịch với các đồng coin hợp lệ khác.
Với cách thứ 2, bạn phải dành thời gian nghiên cứu thị trường để ra quyết định đầu tư hợp lý, lúc nào nên mua, lúc nào nên bán vì giá được giao dịch theo cung cầu thị trường. Trong khi cách 1, bạn sẽ được mua với giá hời khi dự án vừa được giới thiệu. Nếu bạn có được thông tin rõ ràng, cơ hội sở hữu token giá rẻ chất lượng hoàn toàn có thể xảy ra.
Nghiên cứu là công việc rất quan trọng trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho một kênh, lĩnh vực, dự án nào. Tiêu chuẩn ERC20 tạo ra cho mọi người nhiều cơ hội tuyệt vời để đầu tư, nhưng nó vẫn tồn tại những rủi ro khôn lường. Nếu bạn không dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng, nguy cơ tiền mất tật mang rất dễ xảy ra.
Trên đây là các thông tin quan trọng, cần lưu ý về ERC20. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp việc giao dịch với các Token ERC20 của nhà đầu tư hiệu quả hơn. Từ đó nâng cao lợi nhuận trong quá trình đầu tư vào thị trường tiền ảo của mỗi người.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu