Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

FED tăng lãi suất lần thứ 4, nhiều NHTW ở châu Á chịu áp lực

Sau kỳ họp tháng 7, ngày 27/7 vừa qua, FED đã tiếp tục quyết định nâng lãi suất 0,75% để đối phó với lạm phát. Đợt tăng lãi suất này của Mỹ đã có nhiều tác động đến thế giới. Trong đó có các nước châu Á và Việt Nam. Vậy NHTW nào đang chịu nhiều áp lực sau khi FED tăng lãi suất kỷ lục?

Nhiều nước châu Á gặp rủi ro trước quyết định của FED

Sau kỳ họp tháng 7 vừa qua, Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED đã quyết định nâng lãi suất thêm 0,75%. Đây là lần thứ 2 liên tiếp FED tăng mức lãi suất này và là mức tăng cao nhất kể từ năm 1994 đến nay.

Đây là kịch bản tưởng chừng sẽ không thể xảy ra cách đây 6 tháng. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, FED đã 2 lần nâng mức lãi suất lên 0,75% để kiềm chế lạm phát. Mức lãi suất này được dự báo là sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, hộ gia đình tại Mỹ mà còn có ảnh hưởng tới toàn cầu. Trong đó có nhiều quốc gia châu Á. 

Quyết định tăng lãi suất mạnh của FED được đánh giá là sẽ gây nhiều áp lực tới các ngân hàng trung ương tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo phân tích của Bloomberg, các NHTW có thể sẽ phải cân nhắc tới việc tăng tốc độ thắt chặt các chính sách tiền tệ, nếu không họ có thể đối mặt với nguy cơ tháo chạy của dòng vốn và dẫn tới việc đồng nội tệ sẽ suy yếu hơn nữa. 

FED tăng lãi suất lần thứ 4

Cũng theo Bloomberg, Thái Lan là quốc gia đang phải chịu nhiều áp lực nhất. Hiện nay, NHTW Thái Lan vẫn đang giữ mức lãi suất thấp kỷ lục. Tiếp theo là Hàn Quốc và New Zealand. Dù 2 quốc gia này đã có động thái tăng lãi suất nên sẽ chịu ít rủi ro hơn so với Thái Lan nhưng Hàn Quốc và New Zealand vẫn có thể đối mặt với rắc rối khi FED tăng lãi suất. 

Gần đây, NHTW Singapore và Philippines đã tổ chức các cuộc họp đột xuất và đưa ra thông báo về việc thắt chặt chính sách. Điều này cho thấy nhiều quốc gia đã sẵn sàng điều chỉnh lãi suất trong bối cảnh lạm phát tăng cao hơn dự báo. 

Tác động của việc điều chỉnh lãi suất của các NHTW

Sau khi FED tăng lãi suất thêm 75 điểm, chênh lệch lãi suất với các nước tại khu vực châu Á – Thái Bình dương đã cao hơn. Điều này gây ra áp lực, buộc các ngân hàng trung ương tại châu Á phải nhanh chóng tăng lãi suất.

Chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp

Với mức lãi suất hiện tại, khoảng cách giữa lãi suất của Indonesia và Mỹ đã bị thu hẹp xuống còn 1 điểm phần trăm. Đây là mức giảm mạnh so với mức trung bình của 5 năm gần đây (3,3 điểm). 

Các quốc gia khác cùng khu vực như Thái Lan, Malaysia cũng bị thu hẹp “đệm đỡ”. Điều này dẫn tới việc dòng vốn bị rút ra khỏi thị trường trái phiếu của các quốc gia này từ đầu tháng 6. 

Hàn Quốc và Úc đã tăng lãi suất nên chênh lệch lãi suất gần bằng 0. Trong khi đó, New Zealand vẫn có mức chênh lệch lãi suất cao hơn mức trung bình 5 năm. 

Chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp

Sức hút từ trái phiếu giảm

Sức hút từ trái phiếu tại các quốc gia Đông Nam Á đang trở nên kém hấp dẫn hơn. Nhìn vào mức chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu Mỹ và trái phiếu Châu Á có thể thấy sức hấp dẫn của khu vực châu Á đã sụt giảm đáng kể. 

Lợi suất trái phiếu chính phủ Malaysia kỳ hạn 10 năm đang lệch chuẩn khá cao so với mức trung bình của năm. Việc chênh lệch lợi suất trái phiếu cũng đang diễn ra ở Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia.

Để tăng lợi suất trái phiếu, tránh trường hợp dòng vốn ngoại rời khỏi thị trường nội địa và bảo vệ đồng tiền trong nước, các quốc gia này đều đang đẩy nhanh tốc độ thắt chặt các chính sách tiền tệ. 

Tuy nhiên, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang có các chính sách riêng để kiểm soát tình hình. Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản đang theo đuổi chính sách lãi suất âm. Còn Trung Quốc đang sử dụng các công cụ thị trường để hồi phục nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề do Covid-19. 

Tác động đối với Việt Nam

FED tăng lãi suất dẫn tới lãi suất USD tăng, áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Hơn nữa, việc huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn hơn và mức chi phí tài chính phải chịu sẽ cao hơn. 

Dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể phải chịu các tác động tiêu cực. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất USD sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sản xuất do nguyên liệu đầu vào và chi phí sẽ tăng theo. 

Dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể phải chịu các tác động tiêu cực

Hiện nay, chính sách của Ngân hàng Nhà nước vẫn khá linh hoạt, điều này giúp đồng Việt Nam vẫn giữ ổn định trong thời gian qua, chỉ tăng khoảng 2% so với đồng đô la Mỹ. 

Việc FED liên tục tăng lãi suất cũng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đầu tháng 4 đến nay, thị trường chứng khoán đã giảm điểm mạnh và dòng vốn ngoại (của các quỹ đầu tư nước ngoài) đang rút dần ra khỏi thị trường. 

Tuy nhiên, khi FED dừng tăng lãi suất, dòng vốn ngoại rất có thể sẽ quay lại thị trường. Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, việc tăng lãi suất trong những lần tiếp theo sẽ phụ thuộc nhiều vào số liệu. Dù đà tăng trưởng chậm lại nhưng nền kinh tế Mỹ không bị suy thoái do vẫn còn nhiều lĩnh vực hoạt động tốt. Vì thế, FED cảm thấy giờ đây đã đến lúc giảm tốc độ tăng lãi suất.

Khi dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường, thị trường chứng khoán sẽ có những dấu hiệu tích cực hơn. Hiện nay VN-Index đã vượt ngưỡng 1.200 điểm và đang trong ngưỡng kháng cự quan trọng là 1.200 – 1.220 điểm. 

Trong giai đoạn này, việc lựa chọn cổ phiếu của các nhà đầu tư (NĐT) sẽ trở nên khó khăn hơn. Các cổ phiếu cùng 1 nhóm ngành có thể sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm. NĐT nên theo dõi BCTC 2 quý đầu năm của các doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh 2 tháng cuối năm để đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
Smart Investment Platform 

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay