Giao dịch phái sinh là gì? Các loại giao dịch phái sinh trên TTCK
Bên cạnh các công cụ đầu tư cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu thì giao dịch phái sinh là hoạt động nhận được sự chú ý khá lớn từ các nhà đầu tư. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới không hiểu rõ bản chất của phái sinh thì khó có thể tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả từ hình thức đầu tư này. Trong bài viết dưới đây, cùng Finhay tìm hiểu thông tin chi tiết về giao dịch phái sinh là gì?
Tìm hiểu về giao dịch phái sinh
Hiện nay, giao dịch phái sinh đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch. Để có quyết định đầu tư đúng đắn, nhà đầu tư cần hiểu rõ về hình thức giao dịch này.
Giao dịch phái sinh là gì?
Phái sinh là hợp đồng có sự tham gia giữa hai hoặc nhiều bên, giá trị hợp đồng dựa trên một tài sản tài chính cơ bản theo thỏa thuận (có thể là chỉ số hoặc một mã chứng khoán cụ thể). Giao dịch phái sinh tức là các nhà đầu tư không giao dịch trực tiếp tài sản tài chính mà họ sẽ thực hiện giao dịch thông qua hợp đồng hợp đồng với giá trị được xác định bằng tài sản tài chính đó.
Ở hình thức thông thường nhà đầu tư sẽ giao dịch trực tiếp với các công cụ cơ bản gồm trái phiếu, lãi suất, cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, chỉ số thị trường… Trong khi đó ở giao dịch chứng khoán phái sinh, công cụ là các loại hợp đồng như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và chứng quyền.
Giao dịch phái sinh trong chứng khoán là gì?
Chứng khoán phái sinh là loại chứng khoán thứ cấp, giá trị được xác định dựa vào các tài sản tài chính được liên kết với chúng – chứng khoán cơ sở. Đây được coi là dạng đầu tư nâng cao gồm 2 loại sản phẩm chính:
- Sản phẩm khóa: gồm hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và chuyển tiếp. Hình thức này ràng buộc các bên tương ứng từ ban đầu với những điều khoản đã thỏa thuận trong suốt thời gian quy định trong hợp đồng.
- Sản phẩm quyền chọn có quyền chọn cổ phiếu: Cung cấp cho người tham gia nắm giữ quyền, nhưng không phải giữ nghĩa vụ mua hoặc bán.
Nhà đầu tư cần phân biệt rõ, quyền sở hữu một chứng khoán phái sinh không đồng nghĩa với việc họ sở hữu tài sản liên kết.
Chứng khoán phái sinh là một trong ba công cụ tài chính (2 loại còn lại là vốn chủ sở hữu và nợ). Lần đầu tiên xuất hiện khi giao dịch hợp đồng ô liu thực hiện bởi nhà triết học người Hy Lạp cổ đại Thales. Giao dịch phái sinh không phải giao dịch như mua/bán chứng khoán cơ bản trên thị trường, bản chất của nó là đang giao dịch những loại giấy tờ (hợp đồng) có giá.
Ưu – nhược điểm của giao dịch phái sinh
Ưu điểm
Mục đích của việc giao dịch phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc đầu cơ, chấp nhận rủi ro với kỳ vọng sẽ nhận được phần thưởng tương xứng.
- Một ví dụ cụ thể: Bạn có mã cổ phiếu A hiện đang giao dịch trên thị trường giá 10.000 đồng và muốn bán. Có người muốn mua cổ phiếu này theo hợp đồng tương lai, họ sẽ trả cho bạn số tiền là 20.000 đồng trong 30 ngày sau.
- Đến ngày thứ 30, giá cổ phiếu này trên thị trường đang giao dịch là 15.000 đồng, người mua vẫn sẽ phải trả cho bạn 20.000 đồng theo hợp đồng đã ký. Nếu giá thị trường là 30.000 đồng, bạn cũng chỉ nhận được 20.000 đồng theo thỏa thuận của hợp đồng.
Như vậy, dựa vào hợp đồng tương lai (giao dịch phái sinh), người mua sẽ kỳ vọng giá tăng để mình mua với giá hời, người bán lại kỳ vọng giá giảm để được bán với giá cao hơn. Giao dịch phái sinh giúp bảo hiểm lợi ích cho các bên tham gia, ai cũng sẽ có cơ hội để kiếm lời nếu biết lựa thời cơ giao dịch thích hợp.
Nếu bạn nhìn thấy tiềm năng phát triển của một chứng khoán cơ sở, có thể chọn giao dịch hợp đồng tương lai để tiết kiệm chi phí so với đợi tới lúc đó mới mua hoặc mua theo giá trên thị trường.
Nhược điểm
- Nhược điểm của giao dịch phái sinh chính là khả năng thua lỗ khi thị trường thay đổi không theo dự đoán của nhà đầu tư. Nếu bạn kỳ vọng mã cổ phiếu A tăng trong tháng sau nên quyết định mua cổ phiếu theo giao dịch phái sinh, nhưng thực tế giá của cổ phiếu A không tăng, tệ hơn là còn sụt giảm thì bạn sẽ lỗ vì phải thực hiện thanh toán đúng theo hợp đồng đã ký trước đó.
- Trong số các công cụ phái sinh có loại yêu cầu ký quỹ bổ sung với trường hợp tiền trong tài khoản ký quỹ bằng hoặc thấp hơn so với mức duy trì. Nếu bạn không kịp thời bổ sung thì vị thế đầu tư sẽ bị đóng, gây thua lỗ và nghiêm trọng hơn là phá sản.
Các loại giao dịch phái sinh
Hiện nay, có 2 loại giao dịch phái sinh phổ biến trên thị trường:
- Giao dịch OTC: Các hợp đồng phái sinh được trao đổi hoặc thỏa thuận riêng trực tiếp giữa các bên tham gia, không thông qua bất kỳ sàn giao dịch hoặc bên trung gian khác. Ở thị trường này chủ yếu xuất hiện các sản phẩm như hoán đổi tài chính, thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn, quyền chọn đặc biệt… Việc báo cáo giá trị giao dịch OTC rất khó vì các trao đổi thường diễn ra riêng tư, không được kiểm soát, những thông tin công bố giữa các bên khá phức tạp, …
- Trao đổi qua sàn giao dịch – ETD: là những công cụ phái sinh giao dịch trên sàn giao dịch đặc biệt hoặc sàn khác. Các cá nhân trao đổi hợp đồng chuẩn hóa theo quy định của sàn, thông tin được công bố công khai, có sự kiểm soát đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng
Thông tin thời gian giao dịch phái sinh
Mỗi hợp đồng đều có quy định cụ thể về ngày thực hiện thanh toán cũng như ngày đáo hạn phái sinh. Nếu bạn không nắm rõ thì nguy cơ bị thiệt hại rất lớn. Trong trường hợp đến ngày đáo hạn mà không thực hiện hợp đồng, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt dẫn đến nguy cơ tổn thất tài chính.
Thời gian giao dịch phái sinh được quy định như sau:
- Thời gian mở cửa thị trường phái sinh sớm hơn thị trường các chứng khoán khác. Tại sở giao dịch Hà Nội (HNX) thời gian giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần, nghỉ lễ theo quy định của bộ Luật Lao Động.
Phiên sáng:
- Giờ mở cửa phiên khớp lệnh định kỳ: 8h45 – 9h với lệnh LO, ATO
- Giờ mở cửa phiên khớp lệnh liên tục: 9h – 11h30 lệnh LO, MOK, MAK, MTL
- Giờ mở cửa giao dịch thỏa thuận: 8h45 – 11h30
Phiên chiều:
- Giờ mở cửa phiên khớp lệnh định kỳ: 13h – 14h30 với lệnh LO, MOK, MAK, MTL
- Giờ mở cửa phiên khớp lệnh liên tục: 14h30 – 14h45 lệnh LO, ATC
- Giờ mở cửa giao dịch thỏa thuận: 13h45 – 14h45
Trong đó từ 11h30 – 13h là thời gian nghỉ trưa và đóng cửa thị trường vào 14h45.
Lưu ý quan trọng về giao dịch phái sinh
Một trong những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi giao dịch phái sinh chính là ký quỹ. Mỗi công ty sẽ quy định cụ thể về tỷ lệ ký quỹ, nhà đầu tư tuân thủ theo để giữ được vị thế của mình trong hợp đồng.
Vậy ảnh hưởng của ký quỹ trong giao dịch phái sinh là gì? Nếu mức ký quỹ xuống quá thấp bạn sẽ bị đóng vị thế, điều này sẽ rất tệ nếu trong lúc này thị trường đang biến động tốt nhưng bạn không có vị thế để mua/bán.
Bên cạnh đó, những người tham gia vào thị trường phái sinh nên cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định. Đừng để sự biến động ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Trong trường hợp bạn chơi margin, không nên đầu tư theo cảm xúc tránh đưa ra quyết định sai lầm dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về giao dịch phái sinh, giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi: giao dịch phái sinh là gì. Hiểu rõ hơn về một công cụ đầy điềm năng trong đầu tư sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều cơ hội kiếm lời tốt. Đừng quên theo dõi những bài đọc về thông tin thị trường và đầu tư chứng khoán tại Finhay để cập nhật thêm kiến thức hữu ích nhất nhé.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu