Tài chính công là gì? Vai trò, đặc điểm và các thành phần nổi bật
Tài chính công là một khái niệm quen thuộc khi tìm hiểu về nền kinh tế của một quốc gia. Ngay cả trong chương trình giảng dạy của các trường đại học kinh tế cũng có bộ môn giới thiệu về tài chính công. Vậy tài chính công là gì, đặc điểm và vai trò đối với nền kinh tế thế nào? Cùng Finhay tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây.
Tài chính công là gì?
Tài chính công (tiếng anh: Public Finance) là thuật ngữ nói đến tất cả các hoạt động thu/chi được sử dụng bằng tiền do nhà nước tiến hành. Tài chính công sẽ phản ánh hệ thống những mối quan hệ kinh tế xảy ra trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công.
Mục tiêu chung của hoạt động tài chính công là phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Đồng thời đáp ứng nhu cầu cũng như lợi ích chung của toàn xã hội.
Ngân sách nhà nước có vai trò cốt yếu trong tài chính công. Nguồn thu của ngân sách sẽ từ mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội,… mà nguồn chủ yếu là thuế. Việc chi tiêu ngân sách nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước, phục vụ thực hiện những chức năng quan trọng của nhà nước.
Đặc điểm của tài chính công
Có 3 đặc điểm quan trọng khi nhắc đến tài chính công:
Tính chủ thể
Tài chính công do nhà nước sở hữu và bản chất nhà nước chính là một chủ thể duy nhất có quyền quyết định sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước. Mọi quyết định sử dụng tiền tệ, ngân sách sẽ gắn bó mật thiết tới bộ máy nhà nước.
Mục tiêu chung của việc sử dụng là duy trì sự tồn tại, ổn định và phát huy hiệu lực của bộ máy quản lý, thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới hoạt động kinh tế – xã hội mà nhà nước đảm nhận.
Đặc điểm này còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lãnh đạo thống nhất và tập trung của phía nhà nước, giúp loại trừ sự chia sẻ, phân tán quyền lực trong việc điều hành ngân sách.
Tính hiệu quả của việc chi tiêu tài chính công
Hoạt động thu chi chủ yếu mang tính chất không hoàn trả trực tiếp nên không thể đánh giá hiệu quả một cách cụ thể, mà chỉ có thể xác định một cách tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế – xã hội.
Điều này được thể hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn của nhà nước gồm quỹ ngân sách, quỹ tài chính công ngoài ngân sách. Nếu sản xuất kinh doanh tại những đơn vị kinh tế cơ sở thì đặc điểm này được đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng như hệ số doanh lợi, tổng số lợi nhuận đã thu trong kỳ xác định,…
Nếu sản xuất kinh doanh ở cơ sở, tầm vi mô, việc đánh giá hiệu quả bằng chỉ tiêu định lượng sẽ cho ra phép tính không toàn diện. Chính vì vậy, đặc đặc điểm này thường được đánh giá bởi sự kết hợp hai tiêu chí căn bản nhất là kết quả đạt được so với chi phí đã bỏ ra.
Nguồn hình thành thu nhập
Tài chính công là bao gồm cả hoạt động thu và chi, đối với thu nhập sẽ đến từ các nguồn trong và ngoài nước. Dựa vào nhiều lĩnh vực từ sản xuất, lưu thông, phân phối,… nguồn thu này gắn chặt với kết quả của quá trình hoạt động kinh tế, cùng với việc theo dõi và đánh giá các yếu tố giá trị khác như giá cả, lãi suất, mức thu nhập,…
Đặc điểm này đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập tài chính công, nhất là nguồn của cải mới được sáng tạo bởi các ngành sản xuất. Việc thu nhập tài chính công sẽ thông qua nhiều hình thức và phương thức, nhưng phải dựa trên sự tự nguyện và bắt buộc, có hoàn trả hoặc không có hoàn trả, không ngang giá hoặc ngang giá.
Một số đặc điểm khác
Ngoài ra, tài chính công còn có một số đặc điểm khác như:
- Tài chính công chứa đựng lợi ích chung, công cộng, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể kinh tế khác nhau trong nền kinh tế khi phân phối nguồn tài chính quốc gia, trong đó lợi ích tổng thể được đặt lên hàng đầu. Đồng thời chi phối các quan hệ lợi ích khác.
- Phạm vi hoạt động rộng: gắn liền với các việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước, thể hiện trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh,… Hoạt động thu, chi tài chính công tác động đến thu nhập của hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là chủ thể đầu tư hay tiêu dùng. Tuy vậy, phạm vi và mức độ tác động còn tùy thuộc vào chính sách tài chính công, tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ,…
Các thành phần của tài chính công
Khi xem xét tới đặc điểm, cần phân tích các thành phần của tài chính công. Các thành phần sẽ bao gồm những hoạt động liên quan tới thu ngân sách, chi tiêu hỗ trợ xã hội và thực hiện các chiến lược tài trợ.
- Thu thuế: Nguồn thu chính của nhà nước gồm thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế bất động sản, thuế bán hàng, …
- Ngân sách: Là kế hoạch thể hiện những gì Chính phủ định chi tiêu trong một năm tài chính.
- Các khoản chi tiêu: Gồm những thứ mà Chính phủ thực hiện chi tiền như chương trình xã hội, cơ sở hạ tầng, giáo dục, … Phần lớn các chi tiêu sẽ ở hình thức phân phối lại thu nhập hoặc của cải nhằm mục đích mang đến lợi ích cho xã hội.
- Thâm hụt/thặng dư: Nếu Chính phủ thực hiện thu nhiều hơn chi thì doanh thu sẽ đạt thặng dư. Ngược lại nếu chi nhiều hơn thu sẽ gây thâm hụt.
Tài chính công bị tác động bởi các yếu tố nào?
Có hai yếu tố quan trọng tác động và quyết định cho sự ra đời của tài chính công:
- Nhà nước: Nhà nước ra đời với hai chức năng chính là quản lý lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nhà nước sử dụng chức năng trấn áp của mình để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng.
- Nền kinh tế hàng hóa tiền tệ: Khi xã hội xuất hiện sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm, nền kinh tế hàng hóa ra đời, sau đó tiền tệ xuất hiện để giải quyết vấn đề trao đổi giữa cung và cầu. Về mặt hình thức, các hoạt động thu chi mỗi ngày của nhà nước đi liền với việc tạo lập và sử dụng tài chính công. Nhà nước thực hiện chức năng cung cấp hàng hóa công cho toàn xã hội.
Vai trò của tài chính công đối với nền kinh tế
Tài chính công là công cụ quan trọng giúp đảm bảo nguồn lực tài chính, duy trì sự tồn tại và hoạt động hiệu quả của nhà nước. Nhà nước sẽ huy động nguồn lực từ các lĩnh vực, thành phần kinh tế để hình thành nên nguồn tài chính cho toàn quốc gia.
- Sau khi huy động nguồn tài chính, tài chính công lại có vai trò phân phối nguồn đó cho các chủ thể, đảm bảo hoạt động bộ máy nhà nước cũng như thực hiện chức năng của nhà nước.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát, đảm bảo các nguồn tài chính đã phân phối được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
- Ngân sách nhà nước đóng vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế nước nhà. Các hoạt động thu những khoản thu từ chủ thể trong nền kinh tế nhằm mục đích tạo lập quỹ tiền tệ chung. Đồng thời tài chính công thực hiện nhiều hoạt động đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư khoa học, trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng,… tạo điều kiện cho các chủ thể mở rộng và phát triển.
- Có vai trò định hướng, hướng dẫn hoạt động các chủ thể như đầu tư qua chính sách về thuế, hướng dẫn tiêu dùng,…
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, định hướng đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cơ cấu nền kinh tế theo ngành nghề, lĩnh vực, lãnh thổ,…
- Tiến hành điều tiết, can thiệp vào thu nhập xã hội bằng công cụ thuế, giảm bớt thu nhập cao, nâng các thu nhập thấp, chú trọng vấn đề an sinh xã hội, giúp đỡ cộng đồng.
Nội dung của hoạt động tài chính công là gì?
Đối với tài chính công ở Việt Nam hiện nay nói riêng và thế giới nói chung, ngân sách đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Ngân sách được lấy từ mọi lĩnh vực kinh tế và việc chi tiêu của nhà nước sẽ trích trực tiếp từ ngân sách. Ngân sách nhà nước được chia thành cấp Trung ương và cấp địa phương. Ngân sách sẽ sử dụng cho nhiều lĩnh vực, với nhiều mục tiêu khác nhau.
Tín dụng nhà nước
Chính là hoạt động đi vay và cho vay của nhà nước. Hoạt động này nhằm hỗ trợ ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. Khi nhà nước động viên các nguồn tài chính tạm thời của chủ thể kinh tế trong xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhà nước để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Hoạt động đi vay thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái quốc gia, trái phiếu công trình.
Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
Đây là các quỹ tiền tệ tập trung do nhà nước thành lập, quản lý, sử dụng để cung cấp nguồn lực tài chính, xử lý những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của các quỹ này là hỗ trợ ngân sách nhà nước nếu xảy ra những khó khăn về tài chính.
Việc thành lập các quỹ sẽ phải có nguồn tài chính – được huy động từ các nguồn trong xã hội và trích một phần từ ngân sách nhà nước. Có thể kể đến các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách như Quỹ dự trữ nhà nước, quỹ dự trữ ngoại hối, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ dự trữ tài chính,… Đặc biệt, các quỹ này không chịu sự điều chỉnh của luật ngân sách nhà nước mà tuân theo quy định riêng.
Hoạt động tài chính công cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc công khai, minh bạch do nó liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Nguyên tắc quan trọng là dân chủ trong mọi hoạt động của nhà nước, tại đó mức độ tham gia và hưởng thụ của công dân trong hoạt động tài chính nhà nước, sẽ không phụ thuộc vào khả năng đóng góp của bản thân họ.
Mọi hoạt động của tài chính công ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế – xã hội nước nhà… Tùy vào chính sách và bối cảnh của từng thời kỳ mà mức độ tác động sẽ khác nhau. Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tài chính công và vai trò của nó đối với nền kinh tế. Đừng quên theo dõi Finhay để đọc thêm nhiều bài viết về đầu tư, tài chính thú vị nhé!
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu