Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

Thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là nghiệp vụ được nhắc đến và thực hiện nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, khá ít người hiểu rõ về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là như thế nào? Bài viết dưới đây của Finhay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam hiện nay và những quy định hiện hành.

Những rủi ro trong bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là nghiệp vụ hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán được thực hiện bởi công ty chứng khoán hoặc ngân hàng thương mại được Ủy ban chứng khoán chấp thuận. Quá trình bảo lãnh phát hành cổ phiếu vẫn có thể gặp nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến nhà đầu tư và thị trường.

rui-ro-trong-bao-lanh-phat-hanh-chung-khoan

Những rủi ro trong bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam vẫn thường gặp như:

  • Rủi ro về giá: Loại rủi ro mà tổ chức bảo lãnh phát hành gặp phải là trường hợp cổ phiếu được bảo lãnh phát hành có chiều hướng đi xuống ngay khi phát hành ra thị trường. Nguyên nhân của rủi ro này có thể do: Đánh giá công ty phát hành cổ phiếu chưa chính xác, dẫn đến định giá cao hơn so với giá trị thực, ảnh hưởng từ thị trường hoặc xu hướng đầu tư thay đổi.
  • Rủi ro về pháp lý: Đây là loại rủi ro mà tổ chức bảo lãnh phát hành thường gặp phải khi có những tranh chấp, kiện tụng với đối tác là các doanh nghiệp trong quá trình giao dịch. Nguyên nhân xảy ra thường do công ty bảo lãnh không tuân thủ quy định của pháp luật, không dung hòa được quyền lợi với đối tác.
  • Rủi ro về vốn: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cần nguồn lực tài chính lớn và dài hơi. Khi thị trường chứng khoán có nhu cầu thấp, doanh nghiệp sẽ khó thu hồi vốn, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh khác.
  • Rủi ro về tính thanh khoản: Khi chứng khoán phát hành ra thị trường, công ty bảo lãnh cần mua một số lượng cổ phiếu lớn để đảm bảo. Trường hợp, tính thanh khoản của chứng khoán không cao, không thu hút các nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp bảo lãnh phát hành. Đặc biệt với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tính thanh khoản của chứng khoán sẽ rất thấp.
  • Rủi ro về lãi suất: Biến động thị trường kinh tế, khiến lãi suất ngân hàng ngày càng tăng. Điều này sẽ không có lợi khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, lợi nhuận doanh nghiệp thu được sẽ rất thấp so với số vốn bỏ ra.

Ngoài ra, công ty chứng khoán còn đối mặt với nhiều rủi ro, hạn chế từ thị trường tài chính Việt Nam hiện nay.

quy-dinh-trong-bao-lanh-phat-hanh-chung-khoan

Quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam như thế nào?

Pháp luật có những quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam rõ ràng và nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo tính minh bạch và ổn định cho thị trường. Các quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất: Quy định về tổ chức doanh nghiệp bảo lãnh phát hành chứng khoán

Đơn vị bảo lãnh phát hành chứng khoán cần được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận hoạt động. Theo quy định tại điều 72, Luật chứng khoán năm 2019, đơn vị cần đáp ứng các yêu cầu:

  • Yêu cầu về vốn: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cần có vốn điều lệ là 165 tỷ đồng, nghiệp vụ môi giới chứng khoán 25 tỷ đồng, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 50 tỷ đồng. Công ty chỉ được cấp phép bảo lãnh phát hành khi đã có giấy phép hoạt động tự doanh và môi giới chứng khoán. Yêu cầu doanh nghiệp cần thực hiện theo thứ tự xin giấy phép (Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán và cuối cùng là bảo lãnh phát hành chứng khoán).
  • Yêu cầu về thành viên góp vốn, cổ đông: Cá nhân không thuộc nhóm đối tượng (lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, công viên chức…), tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp và có lãi 2 năm liên tiếp liền kề trước đó.
  • Yêu cầu về cơ cấu cổ đông và thanh viên góp vốn: Có tối thiểu 2 cổ đông sáng lập là tổ chức, với tỷ lệ góp vốn tối thiểu là 65% vốn điều lệ. Trong đó, có doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ.
  • Yêu cầu về cơ sở vật chất: Tổ chức phát hành chứng khoán cần có trụ sở rõ ràng, đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện nghiệp vụ.
  • Yêu cầu về nhân sự: Có tổng giám đốc, tối thiểu 3 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, 1 nhân viên kiểm soát tuân thủ.

Thứ hai: Tổ chức bảo lãnh phát hành đáp ứng tiêu chí an toàn tài chính, theo quy định pháp luật.

Thứ ba: Đơn vị bảo lãnh phát hành không có mối liên hệ nào với công ty phát hành chứng khoán. Yêu cầu nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán diễn ra công bằng, minh bạch, tránh liên kết lợi ích để chuộc lợi từ thị trường và các nhà đầu tư khác. 

Thứ tư: Đơn vị bảo lãnh thực hiện cam kết mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành. Giá trị chứng khoán được bảo lãnh phát hành không lớn hơn vốn chủ sở hữu và không vượt quá hiệu số 15 lần giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn (tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất).

Thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán có nhiều lợi ích cho tổ chức phát hành, giúp thúc đẩy thị trường phát triển. Có thể coi, công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán là “Bà đỡ” giúp các doanh nghiệp huy động vốn, dẫn vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế.

Nhiều năm gần đây, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán chưa thực sự hoạt động hết năng lực và vai trò của mình. Thị trường bảo lãnh phát hành chứng khoán vẫn đang còn rất ảm đạm, chưa thu được nhiều lợi nhuận doanh thu hay chưa khơi thông được dòng vốn cho các doanh nghiệp.

Mảng bảo lãnh phát hành chứng khoán chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp lớn như: Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), công ty chứng khoán Techcombank (TCBS)… Là những doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán đi ngược với xu hướng chung của thị trường.

thuc-trang-bao-lanh-phat-hanh-chung-khoan-hien-nay

Một số vấn đề đang gặp phải về hoạt động bảo lãnh chứng khoán tại Việt Nam hiện nay:

  • Thực trạng hiện nay, mỗi năm thị trường chứng khoán chỉ huy động được vài chục nghìn tỷ đồng. Theo thống kê, số vốn thực mà doanh nghiệp huy động từ thị trường chứng khoán thấp hơn nguồn vốn vay ngân hàng.
  • Xu hướng thị trường chứng khoán với nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lớn: Bất động sản, tài chính ngân hàng, hàng tiêu dùng. Do vậy, các lĩnh vực khác rất khó trong việc huy động vốn, khiến việc bảo lãnh phát hành chứng khoán có tỷ lệ thành công không cao.
  • Hoạt động thu phí của các doanh nghiệp bảo lãnh phát hành chứng khoán thấp hơn mức 2%. Điều này, khiến công ty không mặn mà với nghiệp vụ tài chính này so với hoạt động môi giới hay tự doanh chứng khoán.
  • Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là cuộc chơi dài hơi cần tiềm lực kinh tế lớn, khiến nhiều doanh nghiệp ít mặn mà với nghiệp vụ này. Nhiều rủi ro khi bảo lãnh phát hành chứng khoán: Công ty phát hành hoạt động không hiệu quả, giá cổ phiếu đi xuống, biến động của thị trường chung khiến việc phát hành không thành công… càng khiến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán bị hạn chế và đi vào thế khó.

Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam còn rất ảm đạm và gặp nhiều khó khăn. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại nước ta và các vấn đề đang gặp phải.

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
Smart Investment Platform 

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay