Trader là gì? Cần những kỹ năng gì để trở thành Trader chuyên nghiệp?
Trader là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong đầu tư tài chính: Chứng khoán, tiền điện tử, ngoại hối… Vậy, bạn đã thực sự hiểu Trader là gì? Khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ Trader và Investor. Chia sẻ dưới đây của Finhay sẽ giúp bạn làm rõ về Trader và cách để trở thành Trader chuyên nghiệp.
Trader là gì?
Trader là nhà giao dịch, mô tả cá nhân thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm tài chính trên thị trường. Các sản phẩm tài chính ở đây có thể là: Stock, ngoại hối, tiền điện tử, vàng… Các Trader thực hiện mua bán dưới danh nghĩa của bản thân hoặc đại diện cho một tổ chức/ cá nhân khác trên thị trường. Trader thực hiện các giao dịch ngắn hạn, thông qua đó để ăn chênh lệch giá cả, mang lại lợi nhuận.
Thuật ngữ Trader được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt trong thời buổi công nghệ số, nhiều người chọn đây là một nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập.
Phân loại Trader
Thị trường tài chính đa dạng, với nhiều sản phẩm, hàng hóa và mục tiêu đầu tư khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng của các hình thức Trader hiện nay. Trader được phân loại theo nhiều tiêu chí.
Phân loại Trader dựa trên chiến lược đầu tư:
- Trader dài hạn: Những đối tượng thực hiện giao dịch dài hạn, trong khoảng thời gian dài để thu lợi nhuận, cổ tức. Nhóm Trader này thường là những có kinh nghiệm và số vốn lớn, không quan tâm đến các biến động ngắn hạn mà chú ý đến sự thay đổi theo từng tuần, tháng hoặc quý.
- Trader ngắn hạn: Nhóm đối tượng giao dịch với khối lượng nhỏ, ăn chênh lệch giá trong thời gian ngắn. Nhóm Trader này thường có lối chơi scalping, giao dịch trong khung giờ M15 – M30, H1.
- Trader giao dịch trong ngày (Trader Daily trade): Nhóm đối tượng thực hiện giao dịch tất toán trong ngày, không để qua đêm.
- Trader Swing: Nhóm đối tượng thực hiện giao dịch trong một vài ngày nhưng không quá dài hay quá ngắn. Thông qua phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ gồng lỗ và quyết định giữ lệnh trong một vài ngày.
Dựa trên chủ thể quản lý, Trader được chia thành 2 loại:
- Trader cá nhân: Nhóm này tự đầu tư cho bản thân, tự bỏ tiền túi ra. Dựa trên năng lực cá nhân, họ tự quản lý lỗ lãi của bản thân.
- Trader đại diện cho cá nhân/ nhóm tổ chức: Những Trader này sẽ không tự bỏ tiền túi ra, mà sử dụng ngân sách của tổ chức, dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chiến lược chung để đầu tư. Những chuyên viên tài chính có kiến thức và kinh nghiệm được thuê để phân tích thị trường, đưa ra chiến lược phù hợp và thực hiện giao dịch sinh lời.
Nhiệm vụ và công việc của Trader
Như khái niệm đã nói rõ, nhiệm vụ của Trader là thực hiện các giao dịch mua bán tại thời điểm phù hợp với loại tài sản lý tưởng, để ăn chênh lệch giá từ những biến động lên xuống. Công việc của các Trader cần thực hiện:
- Sử dụng các công cụ và kỹ năng phân tích biểu đồ để nhận diện biến động giá của tài sản. Đồng thời dự đoán biến động giá trong tương lai ngắn hạn. Yêu cầu Trader cần cập nhật tin tức tài chính thường xuyên để kịp thời nhận định các biến động.
- Trader xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn, tùy theo thị trường, khả năng phân tích tài chính, từ đó mang lại lợi nhuận tối ưu nhất.
- Thực hiện các giao dịch mua hoặc bán, bằng cách đặt lệnh đúng thời điểm, kịp thời để ăn chênh lệch.
Các thị trường giao dịch của Trader
Với sự phát triển của các sản phẩm tài chính, Trader cũng có nhiều lĩnh vực và thị trường để hoạt động:
- Thị trường chứng khoán: Cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng phái sinh… Trader chứng khoán phân tích loại mã tiềm năng, đặt lệnh mua bán giao dịch để thu lợi nhuận từ sự tăng giá của chứng khoán.
- Thị trường vàng: Kênh đầu tư an toàn, ổn định hơn so với chứng khoán. Trader có thể thực hiện giao dịch vàng tại các sàn giao dịch quốc tế hoặc trong nước, giao dịch chỉ số vàng.
- Thị trường ngoại hối/ Forex: Tại thị trường forex, Trader sẽ thực hiện giao dịch với các cặp tiền tệ, dự đoán sự biến động giá của chúng để mua vào bán ra và ăn chênh lệch. Thị trường forex tại Việt Nam vẫn chưa được pháp luật bảo vệ nên còn nhiều rủi ro cho người chơi tham gia.
- Thị trường Crypto: Trader sẽ phân tích và đánh giá xem đồng coin nào có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Sau đó, tiến hành mua, tích trữ và kiếm lời bằng cách bán ra khi đồng coin đó tăng giá. Hiện nay, thị trường tiền ảo có những biến động khá lớn, lên xuống bất thường mang lại cơ hội kiếm lợi nhuận lớn nhưng cũng nhiều rủi ro.
Phân biệt Trader, broker, holder và investor
Khi tham gia thị trường tài chính, bạn sẽ gặp nhiều thuật ngữ khá tương đồng. Điều này khiến không ít người nhầm lẫn giữa Trader, investor, broker hay holder. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt các khái niệm của 4 thuật ngữ cơ bản này:
- Trader là Nhà giao dịch ngắn hạn và thường xuyên để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá. Mức lợi nhuận của Trader sẽ cao hơn so với các nhà đầu tư, được tính theo tháng.
- Investor là Nhà đầu tư dài hạn, kiếm lợi nhuận và thu nhập từ việc nắm giữ tài sản: Cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng… Trong thời gian dài, investor sẽ được những đặc quyền từ việc chia lãi suất, cổ tức của tài sản.
- Broker là Nhà môi giới chứng khoán trung gian giữa người mua và bán. Nhiệm vụ của broker chứng khoán là gì? Broker sẽ là người kết nối giữa những nhà đầu tư nhỏ với người cung cấp lớn, giúp tối giản các thủ tục, quy định. Thu nhập của Broker đến từ phí môi giới và hoa hồng trong các cuộc giao dịch.
- Holder là Nhà giao dịch trong dài hạn, phân tích thị trường để đánh giá về cổ phiếu tiềm năng, từ đó chọn tài sản tốt để nắm giữ lâu dài. Holder trong chứng khoán có đôi nét giống với Trader và investor, nhưng là thuật ngữ lai của cả 2.
Cơ hội và thách thức khi là một Trader
Trở thành một Trader đang xu hướng thu hút nhiều người trẻ lựa chọn. Ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh, tài chính nào cũng có đặc trưng riêng. Cơ hội và thách thức khi trở thành một Trader là gì?
Cơ hội khi là một Trader:
- Cơ hội việc làm đa dạng, xoay quanh thị trường tài chính. Bạn có thể trở thành một Trader tự do, người tư vấn tài chính, đào tạo đầu tư… Tùy theo năng lực chuyên môn về lĩnh vực tài chính của mỗi người.
- Công việc tự do không bó buộc về thời gian và địa điểm. Các Trader có thể làm việc ở bất cứ đâu, thông qua thiết bị điện thoại để phân tích thị trường, giao dịch đầu tư kiếm lời.
- Làm việc trong lĩnh vực tài chính, bạn sẽ hiểu về cơ chế vận hành của tiền tệ, vàng… Có ích cho sau này trong kinh doanh hoặc làm ăn riêng.
- Thu nhập từ lĩnh vực tài chính khá lớn tùy theo năng lực và vốn mà bạn có được. Mặc dù, Trader được coi là nghề tay trái của nhiều người, nhưng lợi nhuận mang lại lại cao hơn so với nhiều công việc văn phòng. Hình thức giúp Trader đa dạng nguồn thu nhập và nhanh chóng đạt được tự do tài chính.
Bên cạnh những cơ hội, việc trở thành Trader sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức:
- Kênh đầu tư tài chính biến động khó kiểm soát, Trader có thể thua lỗ. Bên cạnh đó, thị trường có những mập mờ, khó đoán từ nhà đầu tư, sàn giao dịch ảo, ảnh hưởng đến quyết định giao dịch.
- Việc Trader bị lừa đảo bởi các sàn, đơn vị không uy tín vẫn chưa có chế tài cụ thể để xử lý, do một số kênh đầu tư tài chính vẫn chưa được pháp luật bảo vệ.
- Đầu tư tài chính, vàng hay tiền ảo cần có nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích phức tạp, yêu cầu Trader phải bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu.
Yếu tố cần có ở một Trader
Không cần là một người được đào tạo về lĩnh vực tài chính để trở thành một Trader. Bạn chỉ cần những yếu tố sau:
- Kiến thức: Kiến thức về thị trường chứng khoán, tiền ảo hay vàng… Là những yếu tố cần thiết để bạn tham gia giao dịch hiệu quả.
- Khả năng học hỏi mỗi ngày: Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng, hiểu biết về thị trường tài chính, giúp các Trader có thêm kinh nghiệm, lựa chọn chiến lược giao dịch hiệu quả nhất. Trader cần tự học rất nhiều, từ nhiều nguồn, tổng hợp và phân tích thông tin.
- Mục tiêu rõ ràng: Mỗi Trader cần có mục tiêu rõ ràng về tiền bạc, lợi nhuận hay thua lỗ khi tham gia thị giao dịch và đầu tư. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hướng, xây dựng chiến lược cụ thể, học hỏi và phát triển hiệu quả nhất.
- Tư duy giao dịch đúng đắn: Thị trường tài chính luôn có những biến động không lường trước, khó kiểm soát ngay cả với những Trader chuyên nghiệp. Bạn cần có tư duy rõ ràng, nhìn nhận thị trường để không bị ảo tưởng, rơi vào các bẫy tâm lý, ảnh hưởng đến quyết định giao dịch.
Những kỹ năng cần có để trở thành Trader chuyên nghiệp
Trở thành một Trader chuyên nghiệp giúp bạn hiểu hơn về thị trường tài chính, có cơ hội kiếm khoản thu nhập thụ động lớn. Tuy nhiên, không phải ai tham gia thị trường cũng thành công, dự đoán đúng các biến động để giao dịch an toàn, sinh lời. Các kỹ năng cần có để trở thành một Trader chuyên nghiệp, đầu tư tỷ lệ thành công cao:
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường: Một Trader chuyên nghiệp cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm, thị trường, quy luật hoạt động/ biến động giá,… để đưa ra các chiến lược phù hợp.
- Kỹ năng kiểm soát tâm ký: Giữ một chiếc đầu lạnh và tỉnh táo trước những biến động thị trường, đồng thời nhạy cảm dựa trên các phân tích kỹ thuật/cơ bản là cách giúp Trader đưa ra quyết định giao dịch tối ưu nhất.
- Kỹ năng thống kê, tổng hợp và lưu trữ: Mỗi Trader cần có khả năng lưu trữ và tổng hợp thông minh, giúp đánh giá chính xác và hiệu quả từ lịch sử giao dịch.
- Kỹ năng quản lý tài chính: Một Trader tham gia thị trường không chỉ đầu tư một sản phẩm mà sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau. Bạn cần phân chia và quản lý chia nhỏ tài chính theo tỷ lệ phù hợp để tăng cơ hội sinh lời, giảm thiểu rủi ro.
- Kỹ năng quan sát và chờ đợi: Trader cần có sự kiên nhẫn, quan sát thị trường để có nhìn nhận các dấu hiệu chính xác và hiệu quả nhất. Việc mua vào bán ra quá nhanh đôi khi sẽ không mang lại lợi nhuận cao bằng việc chờ đợi và chớp thời cơ lý tưởng.
Trader thực hiện các giao dịch dựa trên kiến thức, hiểu biết và phân tích về thị trường để thu lợi nhuận. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Trader là gì? Có cái nhìn đúng đắn nhất về Trader và lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu