Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay
close
Thông tin chi tiết

USP là gì? #4 Bước xác định USP hiệu quả nhất

Kinh doanh là cơ hội mở cho tất cả mọi người. Thế nhưng, tại sao có những người bán hàng giỏi, có những người lại thất bại? Kinh doanh thành công cần có sự khác biệt, tư duy để tiếp thị sản phẩm đến khách hàng hiệu quả. Để tạo ra sự độc đáo, nhà quản trị cần biết tới khái niệm USP và cách tạo ra USP ấn tượng nhất cho sản phẩm. Vậy bạn đã hiểu USP là gì hay chưa? Các bước xác định USP cho sản phẩm như thế nào?

USP là gì?

USP là viết tắt của Unique Selling Point, được hiểu là điểm bán hàng độc nhất. Đây là một yếu tố quan trọng, để tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn và đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như: Giá thấp nhất, chất lượng tốt nhất, sản phẩm đầu tiên…

Trong marketing, truyền đạt thông điệp USP sẽ giúp doanh nghiệp gây ấn tượng mạnh trên thị trường, nổi bật hơn so với các đối thủ. USP là công cụ giúp tăng cường chuyển đổi, thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

usp

Vai trò của USP là gì?

USP quan trọng với doanh nghiệp, quyết định đến sự thành công của chiến lược marketing. Vậy các vai trò của USP là gì?

  • USP giúp xây dựng chiến lược quảng cáo, marketing hiệu quả: Doanh nghiệp sẽ xác định đâu là yếu tố nổi bật nhất của sản phẩm để tập trung quảng bá đến khách hàng. Việc xác định USP của sản phẩm dịch vụ sẽ giúp tối ưu chiến lược quảng cáo, tạo dấu ấn đáng nhớ của doanh nghiệp trên thị trường. 
  • Tăng lợi thế cạnh tranh: Xác định USP giúp tạo sự khác biệt cho hàng hóa/dịch vụ của bạn so với đối thủ. Ví dụ như: 2 sản phẩm trên kệ hàng có chất lượng tương đương nhau, nhưng mức giá rẻ hơn hoặc thiết kế bắt mắt hơn sẽ là điểm cộng, giúp bạn được khách hàng lựa chọn.
  • Tạo dựng vị thế vững chắc cho doanh nghiệp: Dựa trên USP, khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm của bạn trong hàng ngàn sản phẩm trên thị trường. USP sẽ liệt kê rõ ràng những điểm khác biệt mà bạn mang lại, giải quyết vấn đề cho người tiêu dùng mà các đơn vị khác không làm được. Chính điều này tạo nên vị thế vững chắc, sự tin tưởng lựa chọn của khách hàng vào doanh nghiệp của bạn.

Lý do cần xác định USP cho sản phẩm

Một sản phẩm ra mắt trên thị trường sẽ gặp nhiều sự cạnh tranh từ đối thủ. Đặc biệt nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong một “đại dương đỏ”. Nếu bạn không xác định USP cho sản phẩm, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh, doanh số bán hàng.

ly-do-ban-can-usp

Dưới đây là những lý do bạn cần xác định USP cho sản phẩm ngay khi ra mắt:

  • Giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược quảng cáo sản phẩm trực tuyến hiệu quả, ghi dấu ấn với khách hàng tiềm năng. Từ đó có doanh số bán hàng tốt, thu hút được nhiều người quan tâm.
  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp thị mà vẫn hiệu quả. Bởi chiến lược marketing nhắm đến điểm đặc biệt, độc nhất của sản phẩm để quảng bá đến khách hàng. Từ đó giúp hiệu quả tiếp thị sản phẩm tốt hơn, không tốn nhiều chi phí và thời gian.
  • Tăng tính cạnh tranh trên thị trường, giúp khách hàng dễ nhận diện doanh nghiệp so với đối thủ.                                                                                                                                                                                          

#4 Bước xác định USP hiệu quả

USP đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Vậy quy trình xác định USP thế nào? 

Bước 1: Xác định nhu cầu/vấn đề của khách hàng

Mỗi lĩnh vực ngành hàng đều có điểm chung cơ bản. Yêu cầu doanh nghiệp cần thời gian để tìm hiểu và phân tích tâm lý, nhu cầu thực tế của khách hàng. Từ đó, xác định được lý do khiến khách hàng chọn mua một sản phẩm

Ví dụ như phân tích tâm lý khách hàng khi chọn giày cao dành cho nam giới. Bạn cần bỏ thời gian để tìm hiểu được nhu cầu, tâm lý của khách hàng như thế nào? Thông qua các câu hỏi như:

  • Vì sao nam giới lại cần giày cao?
  • Khách hàng cần giày có chiều cao thế nào?
  • Nam giới đi giày cao nam sợ bị lộ gót?
  • Hộ thường mang giày cao nam với quần áo, trang phục gì?
  • Khi mua giày cao nam, khách hàng muốn biết những thông tin gì về sản phẩm?

cac-buoc-xac-dinh-usp-hieu-qua

Bước 2: Phân tích và tìm hiểu rõ ràng về đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp cần nghiên cứu về đối thủ trên thị trường, tìm hiểu cả điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. Đồng thời, so sánh sự khác biệt của bạn và đối thủ là gì? Phân tích chiến lược kinh doanh, website, dịch vụ chăm sóc khách hàng… 

Bạn cần tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến đối thủ trong lĩnh vực, ngành hàng bạn đang hoạt động. Từ đó, xác định được USP hoàn hảo nhất, giúp xây dựng chiến dịch quảng bá hình ảnh, sản phẩm hiệu quả.

Hiểu được đối thủ sẽ giúp bạn tăng cơ hội cạnh tranh cho sản phẩm khi ra mắt. Cũng tiếp tục với ngành hàng giày cao nam. Nếu đối thủ của bạn có mức giá rẻ nhất, bạn cần nâng cao chất lượng dịch vụ, lập hệ thống chăm sóc khách hàng ấn tượng để có thể tạo được lòng tin trên thị trường so với các sản phẩm giá rẻ.

Bước 3: Phân tích để hiểu động cơ, động lực mua hàng của khách hàng

Ở bước này, doanh nghiệp cần phân tích insight khách hàng tiềm năng, các nhu cầu chuyên sâu hơn thúc đẩy việc mua hàng là gì? Không chỉ tìm hiểu các vấn đề liên quan đến: Giới tính, thu nhập, độ tuổi… như ở giai đoạn 1, mà bạn cần tìm hiểu đến các vấn đề như: Mẫu mã, chất liệu, chất lượng sản phẩm, nhu cầu được chăm sóc hậu mãi… có phải là động lực thúc đẩy việc mua hàng của người tiêu dùng hay không?

Bước 4: Phát triển điểm khác biệt và sử dụng như “vũ khí” để cạnh tranh

Khi đã xác định được điểm mạnh, khác biệt so với đối thủ, doanh nghiệp cần giữ gìn, bảo vệ và phát triển USP. Đối thủ cũng sẽ có những chiến lược làm cho điểm mạnh của bạn bị ảnh hưởng, phân tán tâm lý khách hàng. 

Do vậy, yêu cầu bạn cần phát triển USP của mình ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng và tạo sự khác biệt với đối thủ. Không nên dừng lại và hài lòng với giá trị hiện tại. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp của bạn sẽ rất dễ bị đào thải khỏi thị trường đang liên tục phát triển như hiện nay.

vai-tro-cua-usp

Một số USP nổi bật của các thương hiệu lớn

Tìm hiểu ví dụ những USP nổi bật của các thương hiệu lớn trên thị trường sẽ giúp bạn dễ hình dung được cách làm để xác định điểm độc đáo của mình hiệu quả nhất. Dưới đây là một số USP của một số thương hiệu nổi tiếng bạn có thể tham khảo:

  • Domino’s Pizza: Giữa hàng trăm thương hiệu Pizza, đồ ăn nhanh trên thị trường, Domino’ Pizza nổi bật lên với cam kết “thời gian giao hàng nhanh và chất lượng Pizza luôn nóng hổi”. Đây chính là điểm độc đáo của Domino’s Pizza tạo nên thành công, mang lại cho khách dịch vụ tốt và những chiếc Pizza thơm ngon, nóng hổi.
  • DeBeers: Khẩu hiệu “Kim cương là mãi mã” vẫn được sử dụng từ năm 1948 cho đến ngày nay. Điểm khác biệt của kim cương so với các sản phẩm trang sức khác đó là khả năng tồn tại mãi mãi, không thể phá vỡ. Kết quả của chiến lược marketing này đã biến kim cương là đại diện cho tình yêu vĩnh cửu, lựa chọn hoàn hảo cho nhẫn và trang sức đính hôn.
  • M&Ms: Thương hiệu sản xuất kẹo socola không tan chảy trong lòng bàn tay, chỉ tan chảy trong miệng. Đây là điểm USP ấn tượng của M&M’s định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. USP này giải quyết được vấn đề kẹo có nhân socola bên trong thường tan chảy, làm bẩn tay người tiêu dùng.

Xem thêm:

M&A là gì? 10 Thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam

“Bí kíp” để tạo ra USP độc đáo và ấn tượng?

Sẽ có công thức chung giúp bạn tạo ra USP cho sản phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tạo ra USP độc đáo và ấn tượng với người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để tạo ra USP thành công, để lại dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng? 

Một USP thành công cần có:

  • Sự độc đáo, khác biệt và có tính “dụ dỗ” khách hàng mua hàng.
  • Cần tạo cảm giác phấn chấn, kích thích tâm lý ngay lập tức.
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn khó có thể sao chép.
  • Thú vị và hấp dẫn khách hàng tiềm năng.

Do vậy, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều thời gian và có đội ngũ chuyên nghiệp để phân tích khách hàng, động cơ mua hàng, đối thủ, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… để tạo ra USP ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người mua hàng. Đây là việc không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu tạo ra được USP ấn tượng, việc truyền thông, marketing, định vị thương hiệu của bạn sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về USP là gì? Có thể thấy, USP có quan trọng với bất kể doanh nghiệp nào, với quy mô lớn hay nhỏ, để tiếp cận khách hàng thành công, cạnh tranh được với đối thủ để mang lại doanh số bán lớn. Vì thế, trong quá trình xây dựng sản phẩm, kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới USP để tạo nên sự khác biệt trên thị trường. 

Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Nổi bật

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr
Ưu đãi bạn mới

Mở tài khoản để nhận ngay gói tích luỹ Haybond 8%/năm

Khám phá ngay

Cổ phiếu được quan tâm nhất

See more arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngayarr

Bài viết nổi bật
trong tuần

Trải nghiệm ngay nền tảng
Smart Investment Platform 

Logo Finhay

Tải xuống ứng dụng để sử dụng toàn bộ dịch vụ

Tải ngay