YOY là gì? Tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và cách tính chỉ số YOY
YOY là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư nhìn vào khi đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. YOY cũng là cách doanh nghiệp đánh giá chính mình, nhìn nhận vấn đề và có giải pháp tốt hơn trong tương lai. Vậy YOY trong chứng khoán là gì? Cùng Finhay tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và cách tính chỉ số này trong bài viết dưới đây.
YOY là gì?
YOY viết tắt của Year One Year là thuật ngữ kinh tế chỉ phép so sánh chỉ số kinh tế của năm này so với năm khác hoặc có thể đo lường trên cơ sở hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán.
Ví dụ: So sánh doanh thu năm 2020 và doanh thu 2021, so sánh lợi nhuận quý 1/2019 và lợi nhuận quý 1/2020, so sánh chi phí hoạt động 6 tháng đầu năm 2021 và chi phí hoạt động 6 tháng đầu năm 2022…
Sử dụng YOY giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động trong từng thời kỳ có đang ổn định, đi xuống hay đang cải thiện. Từ kết quả đó sẽ tìm ra được cách cải thiện tình hình tốt hơn.
Cách tính YOY như thế nào?
Chỉ số YOY thường được thể hiện dưới dạng phần trăm, cách tính rất đơn giản gồm 3 bước như sau:
- Bước 1: Lấy số liệu năm nay trừ đi số liệu cùng thời điểm năm trước để tính chênh lệch giữa 2 năm.
- Bước 2: Lấy hiệu phép tính bước 1 chia cho số liệu cùng thời điểm năm trước sẽ tính được tốc độ tăng trưởng trong 2 năm liền kề.
- Bước 3: Đổi tỷ lệ phần trăm của kết quả tính được trong bước 2, đây chính là YOY cần tính.
Ví dụ: Công ty A ghi nhận doanh thu 2019 là 150 tỷ đồng, doanh thu 2020 là 200 tỷ đồng. Các bước tính chỉ số YOY của doanh thu công ty A như sau:
- Bước 1 – Lấy doanh thu 2020 trừ doanh thu 2019: 200 – 150 = 50 tỷ đồng.
- Bước 2 – Lấy kết quả bước 1 chia doanh thu 2019: 50150=0,33
- Bước 3 – Đổi tỷ lệ phần trăm kết quả bước 2: 0,33 = 33%.
Như vậy, doanh thu công ty A năm 2020 tăng 33% so với cùng kỳ 2019.
Các chỉ số đánh giá YOY
Doanh nghiệp có thể tính YOY của nhiều chỉ số kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những chỉ số tài chính được tính YOY phổ biến nhất:
- Chỉ số về doanh thu: So sánh doanh thu tháng, quý, năm nay của doanh nghiệp với doanh thu thời gian tương ứng của năm trước. Qua đó, doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính.
- Chỉ số về mức giá vốn hàng bán: So sánh giá vốn hàng bán của từng khoảng thời gian tương đương năm này với năm khác. Qua đó, nắm bắt được khả năng quản lý tỷ suất lợi nhuận có hiệu quả hay không.
- Chỉ số thu nhập ròng: So sánh thu nhập ròng của các khoảng thời gian tương đương qua các năm. Từ đó doanh nghiệp đánh giá khả năng quản lý và sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài những chỉ số trên, YOY còn được tính toán cho một số chỉ số kinh tế khác như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, thu nhập trên cổ phần, chi phí hoạt động…
Ý nghĩa của YOY?
YOY được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm, mang tới cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc so sánh các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, chi phí hoạt động… trong từng giai đoạn cụ thể. Những chỉ số này được thể hiện rõ ràng trong báo cáo tài chính mỗi năm.
Trong thực tế, YOY thường được sử dụng để so sánh sự thay đổi của doanh thu, lợi nhuận, thu nhập tháng, quý, năm này so với năm trước. Thông qua sự so sánh này, doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động theo thời gian và đưa ra biện pháp kinh doanh phù hợp, giúp gia tăng lợi nhuận trong tương lai.
Cũng thông qua YOY, các doanh nghiệp xác định được tốc độ phát triển và chỗ đứng của mình so với những doanh nghiệp khác trên thị trường. Từ đó xác định chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Một số ý nghĩa của chỉ số YOY có thể kể tới như:
- Giúp nhà quản trị doanh nghiệp nhận biết tình hình kinh doanh của họ để đưa ra phương án khắc phục và phát triển hơn nữa.
- Dễ dàng so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp qua từng thời kỳ và tốc độ phát triển của các doanh nghiệp với nhau.
- Giúp doanh nghiệp xem xét hiệu quả phương pháp kinh doanh hiện tại có hiệu quả hay không, có ưu điểm và hạn chế như thế nào để thay đổi phù hợp.
- Giúp doanh nghiệp nhận ra vấn đề về kinh doanh, quản lý, chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm… của họ để có kịp thời đưa ra giải pháp xử lý.
Các chỉ số YOY còn là căn cứ, cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng của các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Qua YOY, nhà đầu tư nắm bắt và đánh giá tình hình hoạt động, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp. Từ đó sàng lọc và lựa chọn loại cổ phiếu phù hợp với danh mục đầu tư của mình.
Ưu điểm và hạn chế của YOY
Bất kỳ chỉ số đánh giá, phương pháp đo lường nào đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, YOY không ngoại lệ. Nắm rõ được ưu điểm và hạn chế này giúp bạn sử dụng YOY hiệu quả hơn, tránh lạm dụng và đánh giá sai tình tình thực tế.
Ưu điểm
Nhà phân tích tài chính và nhà đầu tư có thể thông qua YOY so sánh doanh thu quý đầu tiên để dự đoán nhanh doanh thu cả năm của doanh nghiệp tăng hay giảm. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp, nâng cao lợi nhuận, giảm rủi ro.
Dựa vào YOY, nhà đầu tư có thể kiểm tra hiệu suất của doanh mục đầu tư. Theo dõi thay đổi hiệu suất theo từng tháng, quý, năm giúp nhà đầu tư có biện pháp thay đổi danh mục đầu tư để sinh lợi nhiều nhất.
Trong vô vàn các chỉ số tài chính thì YOY là chỉ số dễ tính toán. Chỉ cần có số liệu của 2 chỉ số tài chính cần so sánh là có thể tính được ngay lập tức. Số liệu này có sẵn trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp từng năm, rất dễ tìm kiếm.
YOY đưa ra một con số cụ thể và mốc thời gian cụ thể giúp nhà đầu tư dễ dàng tính toán, định lượng. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp đưa ra phương pháp vận hành chính xác..
Hạn chế
Cùng với ưu điểm, YOY cũng có những hạn chế như:
- YOY tính toán dựa trên số liệu cuối kỳ, không phải cả một quá trình. Điều này khiến nhà đầu tư gặp khó khăn khi phân tích tình hình hoạt động của cả một quá trình và nhà đầu tư sẽ không nắm bắt được những yếu tố tác động tới kết quả kinh doanh/hoạt động doanh nghiệp.
- YOY chỉ thực sự có ý nghĩa khi thu được kết quả dương. Trường kết quả âm không có nhiều ý nghĩa vì không xác định được yếu tố tác động khiến kết quả đi lùi. Ví dụ, dịch bệnh covid-19 khiến tình hình chung của các doanh nghiệp giảm sút, YOY âm không có nghĩa là phương pháp kinh doanh có vấn đề.
- Từ việc phân tích YOY, nhà đầu tư thu được nhiều thông tin khác nhau về doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này đôi khi cũng gây ra tình trạng nhiễu thông tin.
Như vậy, YOY có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư có lợi nhất. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên kết hợp YOY với nhiều phương pháp phân tích khác để đưa ra nhận định đúng nhất về doanh nghiệp. Finhay hy vọng những thông tin về YOY trên đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ và vận dụng hiệu quả nhất chỉ số này khi lựa chọn và sắp xếp danh mục đầu tư của mình.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu