Cách quản lý tài khoản chứng khoán hiệu quả để đầu tư sinh lời
Sau khi đã mở tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư cần biết cách quản lý tài khoản sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Điều này không những giúp nhà đầu tư nắm rõ tình hình giá trị cổ phiếu cá nhân, các tài sản hiện có mà còn có cái nhìn tổng quan nhất để thực hiện giao dịch đầu tư đem lại lợi nhuận cao. Trong bài viết này, Finhay sẽ hướng dẫn cách quản lý tài khoản chứng khoán với 3 yếu tố chính là cách xem số dư khả dụng, xem giá trị cổ phiếu và biết được tổng tài sản hiện tại.
Xem số dư khả dụng
Số dư khả dụng hay tiếng anh là available balance. Được hiểu là số tiền đầu tư còn lại trong tài khoản chứng khoán của Trader, số tiền này được phép rút ra để sử dụng. Để quản lý tài khoản chứng khoán hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư phải nắm rõ được số dư khả dụng này.
Ngoài ra, trong danh mục tiền đầu tư cũng có các loại tiền khác mà nhà đầu tư cần lưu ý:
- Số dư tiền có thể mua: Số tiền dùng để mua chứng khoán
- Số tiền thanh toán: Tiền cần phải trả do nhà đầu tư đã mua chứng khoán trong ngày
- Số tiền chớ khớp lệnh: Tiền đã mua hoặc bán nhưng vẫn chưa khớp lệnh.
Có nhiều cách khác nhau để xem số dư khả dụng trong tài khoản chứng khoán:
- Kiểm tra qua ứng dụng của Công ty chứng khoán: Đây là cách kiểm tra số dư nhanh chóng và tiện lợi nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể kiểm tra số dư khả dụng dễ dàng và nhanh nhất. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian, không gian tốt nhất với con số hiển thị chính xác.
- Kiểm tra trực tiếp tại Công ty chứng khoán: Nhà đầu tư mở tài khoản ở đâu thì có thể kiểm tra số dư khả dụng tại quầy dịch vụ khách hàng của công ty chứng khoán đó. Chẳng hạn, bạn đăng ký tại Công ty chứng khoán Thiên Việt thì cần đến quầy dịch vụ của công ty này. Tương tự như một số Công ty khác như SSI, Vndirect, … Cách làm này sẽ tốn khá nhiều thời gian và tốn công sức với những ai bận rộn.
Xem giá trị cổ phiếu
Để quản lý tài khoản chứng khoán hiệu quả, xem giá trị cổ phiếu hay cụ thể hơn là đọc bảng giá chứng khoán được xem là bài học vỡ lòng cho những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường. Xem giá trị cổ phiếu đúng cách, nhà đầu tư sẽ biết được giá cũng như chi phí giao dịch của từng loại cổ phiếu cụ thể.
Tại Việt Nam, có hai bảng giá đại diện cho hai sàn chứng khoán lớn là HOSE và HNX. Trong bảng giá sẽ cung cấp thông tin cụ thể hiện trạng giao dịch trong thời gian thực của thị trường chứng khoán. Việc đọc hiểu bảng giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về thị trường từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
Dưới đây là các thông tin mà nhà đầu tư cần biết:
Đồ thị chỉ số chứng khoán:
- VN – Index: Đồ thị biểu hiện các xu hướng giá cổ phiếu biến động của sàn HOSE
- HNX – Index: Đồ thị chỉ số giá cổ phiếu tại sàn HNX
- VN30 – Index: Biểu thị chỉ số giá của 30 cổ phiếu bluechip
- VNX – AllShare: Đồ thị chỉ số chung về giá của tất cả các cổ phiếu trên hai sàn là HNX và HOSE.
- UPCOM – Index: Chỉ số đồ thị về giá của tất cả cổ phiếu biến động trên sàn UPCOM và HNX.
Đọc ký hiệu trên các cột bảng:
- Mã CK – Mã chứng khoán: Toàn bộ danh sách mã chứng khoán của các công ty đã được niêm yết.
- TC – Giá tham chiếu: Mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất. Giá tham chiếu này được dùng để tính biên độ giao dịch của cổ phiếu trong phiên thời gian thực. Với sàn UPCOM, TC được tính dựa vào giá bình quan của phiên gần nhất.
- Trần là Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.
- Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu
- Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu
- Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá tham chiếu (Giá bình quân phiên giao dịch liền trước).
- Sàn – Giá sàn: Hiển thị màu xanh lam. Là mức giá tối thiểu để thực hiện lệnh mua hoặc bán.
- Tổng KL – tổng khối lượng: Khối lượng giao dịch cổ phiếu trong một phiên
- Bên mua: Hiển thị với ba mức giá đặt mua cao nhất cùng với khối lượng mua tương ứng.
- Bên bán: Thể hiện ba mức giá chào bán thấp nhất cùng khối lượng tương ứng.
- Khớp lệnh: Thể hiện giá khớp lệnh gần nhất của Một cổ phiếu bao gồm ba yếu tố là giá khớp lệnh, khối lượng và biên độ giá so với TC.
- Giá: thể hiện biên độ biến động realtime của một cổ phiếu với giá cao nhất, thấp nhất và giá trung bình.
- Dưa mua/dư bán: Khối lượng cổ phiếu giao dịch chờ khớp lệnh
- ĐTNN – Mục đầu tư nước ngoài: Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cột mua và bán trong một ngày.
Xem tổng tài sản
Quản lý tài khoản chứng khoán hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư cần xem và hiểu tổng tài sản chứng khoán hiện đang có. Để xem được tổng tài sản chứng khoán, nhà đầu tư có thể xem chi tiết tại các ứng dụng của Công ty Chứng khoán. Mỗi ứng dụng sẽ có hướng dẫn cụ thể khi bạn tiến hành đăng ký tài khoản dịch vụ. Thông thường, thông tin tổng tài sản sẽ được hiển thị ở phần “danh mục & tài sản”. Trong phần mục này sẽ có các mục chi tiết:
Danh mục đầu tư chứng khoán cơ sở
Tiền mặt (hay số dư khả dụng): Số tiền mặt có thể rút ra để sử dụng.
- Chứng khoán khả dụng: Các loại chứng khoán đã mua và có thể bán
- Chứng khoán chờ thanh toán: Là chứng khoán chưa được thanh toán. Thường thời gian chờ thanh toán là T + 2. Chứng khoán được khớp lệnh thành công, sau T + 2 sẽ trở thành chứng khoán khả dụng. Chứng khoán trong thời gian từ T + 1 đến T + 2 sẽ nằm trong mục này.
- Giá TB: Giá vốn trung bình
- Lãi/Lỗ: Các thông tin dự kiến về lãi hoặc lỗ của các chứng khoán đã mua sẽ nằm trong mục này.
- Tỷ trọng (%): Tỷ giá thị trường của cổ phiếu so với tổng tài sản.
Danh mục đầu tư chứng khoán phái sinh
- VT mua – Vị thế mua: Số lượng vị thế Long nhà đầu tư nắm dữ
- VT bán – Vị thế bán: Số lượng vị thế Short nhà đầu tư nắm giữ
- Ròng: Con số hiển thị dựa vào vị thế mua – vị thế bán.
- Trung bình: Giá vốn trung bình
- Lãi/Lỗ: Thông tin dự kiến phần lãi lỗ của các mã chứng khoán đã mua theo giá trên thị trường.
Trên đây là thông tin tổng tài sản thường được hiển thị trên tài khoản online của các nhà đầu tư. Để biết được cụ thể thông tin chi tiết, nhà đầu tư cần tải app tương ứng của Công ty chứng khoán mà bạn đã mở tài khoản. Hoặc có thể gọi điện trực tiếp cho theo số hotline chăm sóc khách hàng của từng công ty để được hướng dẫn cụ thể nhất.
Quản lý tài khoản chứng khoán hiệu quả đòi hỏi nhà đầu tư cần bỏ thời gian để xem cách thức hoạt động của ứng dụng. Điều này giúp người chơi nắm rõ thông tin về số dư, các loại tài sản hiện có và trạng thái lãi lỗ. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và theo dõi sát sao tài khoản chứng khoán cá nhân trong quá trình giao dịch cổ phiếu hoặc các loại tài sản chứng khoán khác.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu