So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm – Nên gửi tiền vào đâu?
Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm đều là những sản phẩm tài chính được cung cấp và quản lý bởi ngân hàng. Tuy nhiên chúng lại có những đặc điểm khác nhau tương ứng với mục đích khác nhau của người sử dụng. Vậy cụ thể, chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm? Nếu bạn vẫn chưa nắm được điểm khác biệt giữa hai hình thức đầu tư này thì hãy cùng Finhay tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
Đặc điểm | Chứng chỉ tiền gửi | Sổ tiết kiệm |
Lãi suất | Lãi suất thường cao và ổn định. Thay đổi dựa theo độ dài kỳ hạn do ngân hàng phát hành quy định. | Cũng tùy thuộc vào kỳ hạn tại từng ngân hàng nhưng lãi suất thường thấp hơn. |
Kỳ hạn | Tùy từ ngân hàng và đợt phát hành mà kỳ hạn sẽ khác nhau, tuy nhiên đa phần chứng chỉ tiền gửi có thời hạn dài trên 1 năm, thậm chí lên tới 5 năm. | Gửi tiết kiệm thường có các kỳ hạn theo tháng, quý, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng… |
Tính thanh khoản | Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút tiền trước khi đáo hạn, nếu rút trước khách hàng phải chịu mất toàn bộ số lãi đã được hưởng. Chỉ có một số ít ngân hàng cho phép rút sau nửa kỳ hạn. Điều đó có nghĩa là tính thanh khoản của chứng chỉ tiền gửi thấp hơn so với gửi tiết kiệm thông thường. | Gửi tiết kiệm có tính thanh khoản cao hơn do thời điểm rút tiền có thể được linh hoạt rút trước hạn trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên mức lãi suất không thời hạn thường khá thấp. |
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi tại một số ngân hàng
Mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngày càng nóng khi thời gian gần đây, nhiều ngân hàng thương mại liên tục chạy đua phát hành chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí có thể gọi là “siêu lãi suất” đối với các kỳ hạn dài.
Dưới đây là một số lãi suất chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng và mức lãi suất tiết kiệm tương ứng để nhà đầu tư có thể tham khảo và có căn cứ so sánh khi lựa chọn sản phẩm tiết kiệm:
Ngân hàng | Kỳ hạn (tháng) | Lãi suất CCTG (%/năm) | Lãi suất tiết kiệm(tỷ lệ %) |
VietcapitalBank | 12 | 8% | Áp dụng mức lãi suất chung là 7%/năm |
15 | 8,2% | ||
18 | 8,4% | ||
Seabank | 24 | 7,7% | 7,1%/năm |
36 | 7,85% | ||
Sacombank | 84 | 7,33% | Cao nhất là 6,9%/năm (với gói tiết kiệm 36 tháng) |
Techcombank | 24 | 9,1% | 7%/năm |
VietABank | 6 | 6,5% | 6,2%/năm |
Techcombank | 12 | 7,5%/năm | 6,4%/năm |
24 | |||
36 |
Nên đầu tư sổ tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi
Có thể thấy chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm có những ưu cũng như nhược điểm riêng, không thể khẳng định đâu là lựa chọn tốt hơn mà nó phụ thuộc vào nhu cầu cũng như mong muốn của mỗi người.
Trước khi lựa chọn, bạn cần tìm hiểu, phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu, số tiền hiện có cũng như thời gian đầu tư. Để qua đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với mình. Đặc biệt, bạn cũng cần lựa chọn ngân hàng phù hợp để
Nếu bạn muốn đầu tư dài hạn với lãi suất cao, không rút tiền trước thời hạn, có những khoản tiền rảnh rỗi thì chứng chỉ tiền gửi là lựa chọn tốt dành cho bạn. Nếu bạn muốn tạo một khoản dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp thì bạn nên chọn gửi tiết kiệm.
Nếu có khả năng, bạn hoàn toàn có thể chia nguồn tiền thành hai phần và đầu tư vào cả hai kênh để tận dụng được lợi thế ở cả hai kênh này để gia tăng giá trị tài sản. Một nguồn tiền để gửi cố định, lâu dài và nhận lãi suất cao. Phần còn lại có thể linh động cho những trường hợp khẩn cấp đồng thời vẫn có khả năng sinh lời mà không ảnh hưởng đến tính thanh khoản.
Trên đây là các điểm khác nhau cơ bản giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, về bản chất, cả chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm đều là phẩm huy động vốn của các ngân hàng thương mại, có thời hạn và lãi suất cố định. Vì thế, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa vào mục tiêu và nhu cầu của mình để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu