Trách nhiệm cá nhân và lợi ích cộng đồng
Cụm từ “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” đã khá quen thuộc trong những năm gần đây. Trái ngược với điều đó, “ Trách nhiệm xã hội của cá nhân” gần như rất mới mẻ với mọi người, mặc dù đâu đó vẫn được người ta nhắc đến.
1, Trách nhiệm xã hội của cá nhân là gì?
Trách nhiệm xã hội là một vấn đề phức tạp và rộng lớn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở phạm vi hẹp trong quản lý tài chính cá nhân, chúng ta có nhắc đến “ quỹ cho đi”- một trong những biểu hiện dễ thấy nhất về trách nhiệm xã hội của cá nhân với cộng đồng dưới dạng lợi ích vật chất.
Trách nhiệm xã hội của cá nhân gắn với quyền lợi. Nếu quyền lợi là những gì mà con người được hưởng, thì ngược lại, trách nhiệm là những gì mà họ buộc phải làm, không những phải làm mà còn phải làm tốt. Xét về nguồn gốc, “trách nhiệm” bắt nguồn từ tiếng Latinh – responder, nghĩa là sự đáp lại. Với ý nghĩa đó, trách nhiệm là thái độ, hành vi của chủ thể trước một vấn đề nào đó trong xã hội.
2, Tại sao lại mỗi người cần thực hiện trách nhiệm xã hội của mình?
Để phân tích điều này, chúng tôi xin được trở lại với “quỹ cho đi” trong quản lý tài chính cá nhân. Giả sử rằng mỗi ngày, bạn dành ra một phần tiền để chia sẻ cho những hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng. Hành động này của bạn rất đáng khen. Bạn có quyền tự hào, nhưng tự phụ thì không. Ở phần trên, chúng ta đã đồng ý với nhau rằng: quyền lợi và trách nhiệm đi đôi với nhau. Bạn được hưởng quyền lợi chưa?
Xét ở khía cạnh vĩ mô, bạn được sinh ra trong một đất nước bình yên, có pháp luật bảo vệ, được tự do sinh sống và học hành…Xét ở khía cạnh vi mô, khi đi làm, bạn được hưởng lương và các phúc lợi xã hội…Trong cuộc sống, bạn được hưởng các tiện ích công cộng như công viên, đường xá đi lại, hệ thống y tế…
Vậy thì, trách nhiệm của chúng ta ở đâu ? Những “quyền lợi” này chúng ta được nhận này một cách tự nhiên, khiến tiềm thức của nhiều người ngộ nhận rằng đó là điều tất yếu. Và vì cho rằng đó là tất yếu nên khi làm được một việc gì đó cho cộng đồng, chúng ta thường nghĩ là chúng ta đang “cho đi”.
Có ai đã ý thức được việc chia sẻ mỗi ngày một chút gạo, cốc nước…hay nhặt vài cọng rác trên đường là trách nhiệm mình phải làm với cộng đồng? Nếu mỗi người tự nhận thấy đóng góp cho cộng đồng là trách nhiệm của chính mình, thì “quỹ cho đi” sẽ có một ý nghĩa khác – “Quỹ biết ơn”.
Xem thêm bài viết: Nguyên nhân và tác động của lạm phát đến nền kinh tế
Mỗi người thể hiện trách nhiệm cá nhân như thế nào?
Xét trên bình diện rộng, một công dân có trách nhiệm xã hội sẽ thực thi tốt pháp luật, có ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với sản phẩm mà mình sản xuất ra (trách nhiệm với người tiêu dùng)…Ở một góc nhìn khác, có những người chuyên đi dạy miễn phí cho trẻ em nghèo, có những người đứng lên đấu tranh vì quyền lợi chính đáng của số đông…đó đều phản ánh góc nhìn khác nhau của trách nhiệm xã hội ở mỗi cá nhân.
Trên cộng đồng mạng đầu tháng 7, mọi người nức lòng với câu chuyện một bạn gái Harvart đã mạnh mẽ và kiên quyết đòi quyền lợi cho du học sinh tại Mỹ sau khi chính quyền Trump yêu cầu các du học sinh này về nước nếu chỉ học trực tuyến. Trong cuộc chiến với covid, người đeo khẩu trang và tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế chính là người thể hiện trách nhiệm xã hội của bản thân đối với xã hội và cộng đồng.
Xét trong phạm vi tài chính cá nhân, mỗi gia đình có thể trích một phần tài chính của mình để trao tặng cho người khác thì xã hội chắc chắn bớt đi bao hoàn cảnh khó khăn. Không cần phải đợi thật giàu mới bắt đầu. Bạn không nhiều tiền thì vẫn có thể tặng cô bán rau 2 ngàn tiền lẻ, biếu bác bảo vệ ổ bánh mỳ, hay đơn giản là mang bình nước sạch để ngoài ngõ cho ai cần thì uống…
Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy ở các nước phương tây tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động cộng đồng rất nhiều. Càng giàu có như các tỷ phú thế giới thì họ càng có trách nhiệm hơn với xã hội mà họ đang sống, cả về vật chất và tinh thần.
Tóm lại, có muôn ngàn cách để mỗi chúng ta thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, bởi vì chúng ta đã nhận rất nhiều. Thực hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân chỉ là một cách mỗi chúng ta đáp lại cho những gì đã nhận được. Và khi đó, hiển nhiên, chúng ta chứ không phải ai khác, được hưởng những điều tốt đẹp nhất từ cộng đồng.
Bạn khó có thể sạch nếu xung quanh mình toàn rác. Một ngôi nhà đẹp trong khu nhà ổ chuột chắc chắn không ai muốn ở nếu được chọn một căn nhà nơi con phố văn minh. Chắc chắn bạn sẽ rất thích một bãi biển sạch, một hàng cây xanh, một văn hóa xếp hàng văn minh nơi cộng cộng, một bàn tay xòe ra khi bạn gặp khó khăn…
Theo: Mạng lưới Tài chính cá nhân Việt nam – Trường ĐH Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
__________
Finhay với vai trò là một huấn luyện viên tài chính số giúp bạn tạo dựng thói quen tích lũy tiền lẻ, gây dựng và bảo vệ gia sản một cách thông minh bắt đầu chỉ từ 50.000đ.
Ứng dụng cũng khuyến khích người dùng xác định mục tiêu, tích lũy đều đặn và trong dài hạn để đạt được lợi ích lớn nhất. ❤
▪️ Trải nghiệm ứng dụng tại: https://finhay.page.link/AppFINHAY
▪️ Website: https://finhay.com.vn/
▪️ Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
▪️ Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/
#finhay #fintech #dautu #tichluy #tietkiem #baove #tichluynhole
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Nổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu